Thứ tư, 08/05/2024 | 20:13 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 15:53, 14/04/2023

Trồng dâu tây hướng hữu cơ, mã xấu, giá đắt nhưng vẫn được săn đón

Tại nhiều địa phương của tỉnh Tuyên Quang, mô hình trồng dâu tây theo hướng hữu cơ dù mã xấu nhưng vẫn luôn bán được với giá cao, được người tiêu dùng săn đón.
Vườn dâu tây trồng theo hướng hữu cơ của gia đình chị Giàng Thị Sao. Ảnh: Đào Thanh.

Vườn dâu tây trồng theo hướng hữu cơ của gia đình chị Giàng Thị Sao. Ảnh: Đào Thanh.

Mô hình trồng dâu tây của chị Giàng Thị Sao ở thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang) phát triển được 5 năm nay. Ngày mới đưa cây dâu tây về trồng trên đồng đất Na Hang, chị Sao cũng lo lắng bởi đây là lần đầu tiên đưa loài cây này về trồng, không biết có hợp khí hậu, thổ nhưỡng hay không.

Để nắm được quy trình kỹ thuật trồng dâu tây, chị Sao nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dâu tây trên mạng và các hội nhóm trồng dâu tây. Chị thấy dâu tây cũng dễ trồng, dễ chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Đây là cây trồng không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật nhưng phải là người chịu khó, chuyên cần mới thành công được.

Chị Sao cho biết, mô hình trồng dâu tây của mình đang phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đó là hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học và đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ các loại sâu bệnh hại. Do đó, các sản phẩm dâu tây tại vườn dâu của gia đình chị thường có mã không đẹp bằng dâu tây trồng thông thường, nhưng lại được khách hàng rất ưu chuộng mặc dù giá cao hơn.

Dâu tây loại 1 được nhiều chủ vườn bán giá tới 400.000 đồng/kg. Ảnh: Đào Thanh.

Dâu tây loại 1 được nhiều chủ vườn bán giá tới 400.000 đồng/kg. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện trung bình dâu tây chị Sao bán ra thị trường khoảng 400.000 đồng/kg loại 1 và dâu bi giá 200.000 đồng/kg. Trung bình 4.000m2 trồng dâu tây trừ các khoản chi phí, mỗi vụ chị thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Đây là thu nhập khá cao so với bà con nông dân vùng cao, đặc biệt là phụ nữ dân tộc Mông như chị.

Từ mô hình trồng dâu tây của chị Sao, hiện nhiều nơi ở Tuyên Quang cũng đã mở rộng phát triển trồng dâu tây và cũng khá thành công. Điển hình như mô hình trồng dâu tây ở xã Khâu Tinh, huyện Na Hang; mô hình trồng dâu tây của chị Phan Thị Huyền Trang ở xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn; mô hình của chị Phan Thị Thanh ở xã Thái Long, TP Tuyên Quang

Chị Phan Thị Thanh ở xã Thái Long (TP Tuyên quang) cho biết, chị mới triển khai trồng dâu tây từ tháng 11/2022 trên đồng ruộng. Vì trồng trên đất ruộng nên công đoạn làm đất khó khăn hơn so với những địa hình khác. Chị Thanh cho biết, muốn dâu tây có chất lượng, sai quả thì nguồn giống phải có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng. Do đó, chị phải nhờ người quen đặt 4.000 cây giống tốt ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, giống dâu tây Hana của Nhật với giá 12.000 đồng/cây về trồng. Đây là giống dâu chịu nhiệt, có thể trồng và ra trái ở những nơi có khí hậu nóng lên tới 40 độ C.

Cây dâu tây khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Cây dâu tây khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Để đảm bảo độ ẩm cho cây, hạn chế công chăm sóc, chị Thanh đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, dùng bạt nilon đen phủ gốc để ngăn cỏ dại, tránh mưa xối và giữ ẩm cho đất. Tùy theo thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới cũng như lần tưới phù hợp. Tại các luống trồng, chị Thanh cắm các thanh tre dài chừng 1m, uốn cong để tạo vòm, phủ nilon hoặc lưới để che mưa, nắng, chắn côn trùng chứ không dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện vườn dâu tây của chị Thanh đã bắt đầu cho thu hoạch. Những lúc rộ nhất, chị hái bán được 10kg quả dâu/ngày, giá bán từ 180.000 - 350.000 đồng/kg. Đến nay, chị Thanh đã thu được hơn 50 triệu đồng tiền quả. Ngoài ra, chị còn bán cả cây giống nếu khách hàng có nhu cầu.

Mô hình trồng dâu tây theo hướng hữu cơ đang được mở rộng phát triển tại nhiều địa phương của tỉnh Tuyên Quang. Mặc dù kỹ thuật canh tác đòi hỏi khắt khe hơn so với những cây trồng khác, nhưng cây dâu tây bước đầu thể hiện là cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định cho nông dân Tuyên Quang.

Việc quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm dây tây trồng theo hướng hữu cơ như có tem mác, truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị cũng như thương hiệu của sản phẩm là điều mà nhiều chủ vườn dâu tây ở Tuyên Quang đang hướng tới trong tương lai.

Đào Thanh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

Mô hình cá - lúa: Lúa sạch, cá ngon nhưng vì sao khó mở rộng?

BẮC GIANG Chiếc chài trong tay ông Vũ từ từ kéo lên, trong đó mấy con chép, trôi của vụ lúa cá trước giãy ầm ầm. Chọn lấy ba con to nhất ông đem về đãi khách.

Nuôi sâu canxi, lão nông thu tiền tỷ

Nuôi sâu canxi, lão nông thu tiền tỷ

GIA LAI Nuôi sâu canxi để làm thức ăn cho đàn vật nuôi cũng như sản xuất phân bón cho cây trồng đem lại nguồn thu hơn 1 tỷ đồng/năm cho gia đình ông Lê Hùng Anh.

6 năm cải tạo đất cằn, vườn dừa hữu cơ đã xanh mướt

6 năm cải tạo đất cằn, vườn dừa hữu cơ đã xanh mướt

KHÁNH HÒA Không chỉ biến đất cằn sỏi đá thành trang trại dừa xanh mướt, chủ trang trại dừa Phượng Hoàng Farm còn cho cây dừa ‘ăn muối' định kỳ, cho chất lượng quả rất ngon, ngọt.

Xem Thêm