Thứ ba, 21/01/2025 | 00:01 GMT +7
Nhiều năm nay, lợn Móng Cái đã trở thành sản phẩm OCOP nức tiếng ở Quảng Ninh. Đây là giống lợn quý bản địa nhưng đã có thời điểm đứng trước nguy cơ bị mai một vì lai tạp với các giống lợn khác.
Giai đoạn 2021 – 2025, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề án “Bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Mục tiêu chung của đề án nhằm phục tráng và phát triển đàn lợn Móng Cái thuần chủng bằng ứng dụng công nghệ gen, công nghệ hỗ trợ sinh sản và công nghệ dinh dưỡng.
Trên diện tích 3ha, HTX Vạn Thành Phát (phường Hải Yên, TP Móng Cái) đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái hữu cơ và sản xuất con giống đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.
Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc HTX Vạn Thành Phát cho biết, HTX là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn hữu cơ JAS (Japan Agricultural Standard) của Nhật Bản - một trong những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất và được thế giới công nhận về chất lượng và bền vững. "Chúng tôi cam kết mang lại sản phẩm chất lượng cao, đồng thời duy trì mô hình chăn nuôi hữu cơ có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe con người và môi trường", bà Liên chia sẻ.
Tiêu chuẩn JAS Organic của Nhật Bản là một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, bao gồm cả quy trình chăm sóc động vật, sử dụng thức ăn hữu cơ và các phương pháp nuôi lợn tự nhiên. HTX đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của tiêu chuẩn này, đảm bảo từng bước trong chuỗi sản xuất đều đáp ứng các tiêu chí cao nhất về chất lượng và an toàn.
"Lợn Móng Cái của HTX chỉ ăn thức ăn được trồng trong phạm vi trang trại, không đưa thức ăn bên ngoài vào. Thức ăn bao gồm các loại rau, củ như sắn, ngô, dong riềng và một số loại hoa quả như chuối, mít, xoài... kết hợp với cá biển tạo nên thức ăn đảm bảo dinh dưỡng và đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ", bà Liên nhấn mạnh.
Hiện nay, HTX Vạn Thành Phát không chỉ cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng mà còn hướng đến việc duy trì sự cân bằng với môi trường thông qua việc không sử dụng hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi lợn.
Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh có một số giống vật nuôi có thể áp dụng quy trình chăn nuôi hữu cơ như lợn Móng Cái, gà Tiên Yên. "Lợn Móng Cái là giống vật nuôi thích hợp với phương thức chăn truyền thống nên phù hợp với chăn nuôi hữu cơ. Mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái hữu cơ của HTX Vạn Thành Phát là tiền đề để nhân rộng các mô hình chăn nuôi hữu cơ trong thời gian tới", bà Thủy chia sẻ.
Mỗi năm, HTX Vạn Thành Phát xuất bán trên 500 con lợn Móng Cái, trong đó có 100 lợn Móng Cái hữu cơ. Với giá bán 250.000 đồng/kg lợn hữu cơ và từ 1,5 – 2 triệu đồng/lợn giống, trang trại lợn Móng Cái của bà Liên có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hải, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Móng Cái cho biết, địa phương đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết lợn Móng Cái từ khâu sản xuất con giống đến nuôi lợn thịt thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
TP Móng Cái luôn hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Thành phố đặt mục tiêu lợn Móng Cái sẽ được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao, trở thành sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương.
ĐỒNG THÁP Canh tác lúa sinh thái không chỉ giảm thiểu tác động từ hóa chất nông nghiệp mà còn tận dụng lợi thế của mùa nước nổi để tái tạo hệ sinh thái đồng ruộng.
HÀ NỘI Người mê nhảy dù ở Hà Nội không lạ gì đồi Bù của xã Nam Phương Tiến bởi thỏa thích ngắm màu vàng của những vườn bưởi chín xen màu xanh của những vườn rau…
NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã tạo nên khác biệt lớn tại khắp các vùng rau màu của Nghệ An.
TIỀN GIANG Ruồi lính đen là giải pháp thiết thực cho cả ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, đặc biệt là xu hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ ngày càng cao.
TIỀN GIANG Do đang vận hành thử nghiệm nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 60% công suất, thu hồi từ 30 - 50% (30 tấn) nguyên liệu thô mỗi ngày.
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.
ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.
LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.
SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.