Thứ sáu, 30/05/2025 | 15:15 GMT +7
Sản phẩm OCOP mật ong Đoàn Linh (huyện Nguyên Bình). Ảnh: CTTĐT Cao Bằng.
Riêng năm 2023, tỉnh Cao Bằng có 68 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó 61 sản phẩm đăng ký mới, đạt 203% kế hoạch.
Sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng chủ yếu thuộc 4 nhóm sản phẩm, 124 sản phẩm nhóm thực phẩm, 11 sản phẩm nhóm đồ uống, 6 sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, địa phương này cũng xây dựng được 3 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Chủ thể của các sản phẩm OCOP chủ yếu là các hợp tác xã, tổ hợp tác và 10 doanh nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Cao Bằng cũng tích cực quảng bá, xúc tiến thương mại. Năm 2023, tỉnh đã hỗ trợ được hơn 50 lượt chủ thể tham gia 19 sự kiện, lễ hội, hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản tại các tỉnh, thành trên cả nước. Cao Bằng cũng tổ chức thường niên hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm Ocop của tỉnh để bán, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng miền.
Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu tỉnh Cao Bằng: Miến dong Tân Việt Á, Hồng Trà, Lục Trà, Trà ô long, Nấm hương Việt Trúc Mai, Rượu ngô Đại Hoàng, Nho hạ đen Cao Bằng...
Tạp chí Đồ uống Việt Nam trao giải cho 11 tác phẩm xuất sắc nhất tham dự cuộc thi ‘Thơ với văn hóa ẩm thực và đồ uống Việt Nam’.
HÀ TĨNH Từ định hướng phát triển thuận tự nhiên, sản phẩm gạo rươi Đức Thọ nhiều thời điểm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Rơm rạ không còn là phụ phẩm bỏ đi mà đang trở thành nguồn tài nguyên xanh giúp nông dân ĐBSCL giảm phát thải và phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
KIÊN GIANG Đam mê nghề nông, ông Thái bỏ ra cả trăm triệu đồng làm nhà xưởng ủ phân hữu cơ từ mo cau, tàu dừa và phụ phẩm khác để phục vụ trồng trọt.