Thứ ba, 15/04/2025 | 13:40 GMT +7
Để có nguồn rau hữu cơ đúng nghĩa, có chứng nhận, Organica buộc phải đi tìm đất sạch, lập trang trại, tổ chức trồng rau./ Gà đồi sạch Sóc Sơn
Đầu tháng 11, Hệ thống Phát triển và Phân phối thực phẩm hữu cơ Organica (trụ sở tại TP.HCM) đã đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Liên minh châu Âu (EU) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.
Hệ thống này cũng đã phát triển được 2 cửa hàng bán rau củ quả và thực phẩm hữu cơ ở TP.HCM. Được biết ý tưởng làm rau hữu cơ của Phạm Phương Thảo (bà chủ của Organica) nảy sinh từ 4 năm trước, khi cô đang mang thai.
Ba tháng đầu mang thai, cô ốm nghén rất dữ, chỉ có thể ăn được rau, nhất là rau sống. Vì vậy, Thảo rất sợ nếu lỡ ăn phải thứ rau không sạch, sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
Để yên tâm, cô đã phải mất khá nhiều thời gian đi tìm mua rau an toàn. Từ đó, cô có mong muốn sẽ mở một cửa hàng chuyên kinh doanh rau và thực phẩm an toàn, sạch.
Sau đó, trong một chuyến đi sang Lào, Thảo chứng kiến cảnh nhiều nông dân đem các sản phẩm rau hữu cơ mà họ tự trồng với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, bán cho người dân thành phố và du khách.
Điều đó càng thôi thúc cô có thêm quyết tâm mở một cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ. Và rồi, một cửa hàng Organica đã xuất hiện trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q3, TP.HCM). Lúc đầu, cửa hàng mở ra để bán các sản phẩm hữu cơ của người khác sản xuất ra và nhập khẩu về.
Để có nguồn rau hữu cơ đúng nghĩa, có chứng nhận, Organica buộc phải đi tìm đất sạch, lập trang trại, tổ chức trồng rau.
Sau khi bỏ nhiều công sức, Thảo tìm được một miếng đất nông nghiệp đã bị bỏ hoang lâu ngày ở Long Thành (Đồng Nai). Cô quyết định thuê lại miếng đất này và bắt tay ngay vào việc trồng rau hữu cơ.
Do đặt ra mục tiêu phải lấy được chứng nhận hữu cơ quốc tế, ngay từ đầu, cô đã mời một công ty ở Hồng Kông để họ tư vấn cách làm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA và EU.
Theo đó, sản xuất hữu cơ phải bắt đầu từ cải tạo đất. Rồi trong quá trình canh tác, phải phòng trừ sâu bệnh, quản lý cỏ dại đúng theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của sản xuất hữu cơ là không dùng bất kỳ một loại hóa chất nào.
Thay vào đó là các biện pháp truyền thống như dùng thảo dược (ớt, tỏi, hạt neem) để xua đuổi côn trùng, và các phương pháp mới như dùng bạt nilon để ngăn cỏ hay dùng các thuốc bảo vệ sinh học (được cho phép của USDA và EU).
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm hữu cơ đang ngày càng gia tăng ở TP.HCM, trong thời gian tới Organica vẫn duy trì trang trại ở Long Thành (Đồng Nai) và mong muốn liên kết với nông dân làm rau hữu cơ. Theo đó, Organica sẵn sàng hỗ trợ quy trình, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm hữu cơ cho nông dân. |
Ngoài ra trang trại phải có hàng rào bao quanh, có vùng đệm để cách ly với khu vực bên cạnh. Nhờ tuân thủ đúng theo các yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, cuối tháng 10 vừa qua, Organica đã được các chuyên gia của Control Union đến đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ của Mỹ và EU.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận của cả hai tiêu chuẩn hữu cơ này. Có tới trên 100 loại rau củ quả, cây ăn trái khác nhau của trang trại Organica có tên trong danh sách được chứng nhận hữu cơ.
Trong đó, 20 loại rau nhiệt đới thường dùng hàng ngày chiếm đến 80% sản lượng. Tuy nhiên, đến nay, sản lượng rau hữu cơ hàng ngày của Organica chưa nhiều, mới chỉ khoảng 100-150 kg và chỉ bán tại 2 cửa hàng Organica ở TP.HCM (cửa hàng Organica 130 Nguyễn Đình Chiểu, P6, quận 3, ĐT 08.66733350; cửa hàng Organica 54 Hoàng Văn Thụ, P9, quận Phú Nhuận, ĐT 08.66850532).
Sở dĩ sản lượng rau hữu cơ của Organica còn ít là do canh tác hữu cơ nên năng suất rau thu hoạch thấp hơn rất nhiều so với trồng rau sử dụng các loại phân bón vô cơ.
Mặt khác, Organica không dám lấy rau hữu cơ bên ngoài bởi không kiểm soát được có bị người ta trộn rau thông thường vào hay không.
Giá bán các sản phẩm rau củ quả hữu cơ của Organica hiện cao hơn 2-4 lần so với rau thông thường. Cụ thể giá một số loại rau như sau: rau muống 27.500 đ/túi 500 g; cải thìa 22.000 đ/túi 400 g; cải bẹ xanh 27.500 đ/túi 500 g; cải ngọt 27.500 đ/túi 500 g; rau lang 26.000 đ/túi 400 g; cà rốt 18.000 đ/túi 300 g; dưa leo 24.000 đ/túi 400 g; cà tím 22.000 đ/túi 400 g; húng quế 19.500 đ/100 g; rau dền cơm 24.000 đ/túi 400 g; húng dũi 19.500 đ/100 g; chuối 40.000 đ/kg...
HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.
Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.
THANH HÓA Sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững giúp anh Hải thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng dưa vàng.
HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng cao thu nhập, tạo hướng đi bền vững cho bà con trong vùng.
THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.
THANH HÓA Sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Trang Farm đã trở thành điểm đến của đông đảo khách tham quan.