Thứ tư, 22/05/2024 | 06:56 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 09:28, 19/04/2023

Số hóa sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

Huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đang tiến tới số hóa toàn bộ trong quản lý, kiểm soát sản xuất nông nghiệp để thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững.
Empty

Huyện Vĩnh Lợi hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) là huyện thuần nông với thế mạnh là trồng lúa, rau màu, nuôi tôm và chăn nuôi gia súc gia cầm. Ngoài nhiệm vụ chiến lược đảm bảo ổn định năng suất, sản lượng thì nhiệm vụ đặc biệt được ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Lợi quan tâm hiện nay là phát triển nông nghiệp hữu cơ...

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Lợi có nhiều ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị và đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng cao. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng lúa đặc sản Tài nguyên, với diện tích 30ha.

Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Lợi cũng đã phát triển vùng sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ (nhà lưới, tưới phun tự động, sử dụng phân hữu cơ, thuốc sinh học...) tại xã Hưng Hội với diện tích duy trì khoảng 10.000m2. Mặc dù mô hình bước đầu cho kết quả khả quan, tuy nhiên từ năm 2020 khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện nên tình hình tiêu thụ gặp khó khăn trong khâu bao tiêu sản phẩm khiến các mô hình bị chững lại.

Ông Trần Minh Hải, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, Vĩnh Lợi rất quan tâm đến xu hướng phát triển tất yếu trong sản xuất nông nghiệp đó là chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ.

Empty

Mô hình trồng dưa lưới theo hướng hữu cơ trong nhà màng ở xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi. Ảnh: Trọng Linh.

Ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh và quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở các nội dung được lồng ghép tại nghị quyết về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án phát triển hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.

Đến cuối năm 2022, Vĩnh Lợi đã hình thành và duy trì được các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ và theo hướng hữu cơ ở quy mô nhỏ theo nhu cầu thị trường như: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở xã Long Thạnh, mô hình trồng rau sạch trong nhà màng ở xã Vĩnh Hưng A, mô hình trồng táo trong nhà lưới ở thị trấn Châu Hưng, mô hình trồng hẹ an toàn theo hướng hữu cơ ở xã Hưng Thành, mô hình trồng ổi hướng hữu cơ ở xã Hưng Hội...

Để phát triển thành công và đưa các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, theo hướng hữu cơ trở thành các vùng sản xuất với quy mô lớn, được chứng nhận đạt các quy chuẩn, liên kết chuỗi chặt chẽ, thích nghi tốt với thị trường tiêu thụ, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi Trần Minh Hải đã định hướng một số giải pháp:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất cho các đối tượng sản xuất chủ lực để có điều kiện thúc đẩy nhanh tiến trình sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với ứng dụng công nghệ cao. Đối với sản xuất lúa, tập trung đầu tư hoàn chỉnh các ô đê bao khép kín gắn với trạm bơm điện và phát triển hợp tác xã. Đối với vùng nuôi tôm, tăng cường đầu tư lưới điện, hệ thống thủy lợi gắn với kêu gọi doanh nghiệp liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ.

z2369643613449_dc55b8407cf4cc15f9cad84c8da89e3a

Huyện Vĩnh Lợi đã có 5 nhóm giải pháp định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến trình số hóa trong sản xuất nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực. Hiện nay, huyện đang tập trung hỗ trợ để số hóa được các cơ sở sản xuất và sớm hoàn thành số hóa cho toàn bộ vùng sản xuất. Đây là điều kiện quan trọng để quản lý, kiểm soát và định hướng phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, bền vững, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Thứ ba, quan tâm đầu tư và hỗ trợ phát triển các mô hình, sản phẩm tiềm năng để từng bước nâng cao về chất lượng, nâng cao giá trị và sản xuất theo hướng an toàn, hướng đến sản xuất hữu cơ. Cụ thể trong năm 2022, huyện đã phát triển sản phẩm hẹ (3ha) ở xã Hưng Thành đạt chuẩn OCOP; năm 2023 xây dựng sản phẩm ổi ở xã Hưng Hội đạt chuẩn OCOP....

Thứ tư, đặc biệt quan tâm và ưu tiên đầu tư cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp (cả về nhân lực, kinh phí, công nghệ, hạ tầng...) để hợp tác xã thực sự là thành phần kinh tế đủ mạnh để đảm nhiệm đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vùng nguyên liệu tập trung và đặc biệt là sản xuất theo hướng hữu cơ theo nhu cầu của thị trường.

Thứ năm, phải nhanh chóng thay đổi tư duy, kể cả trong quản lý, điều hành, thực thi chính sách và trong sản xuất cho nông dân, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp dần sang tư duy kinh tế nông nghiệp, hay nói cách khác cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân đều quan tâm đến sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, bền vững, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thay vì chỉ tập trung theo số lượng, năng suất...

TRỌNG LINH

Thung lũng cam 'nói không' với hóa chất

Thung lũng cam 'nói không' với hóa chất

GIA LAI Nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn, huyện Kbang có hơn 110ha cam, quýt, chất lượng được đánh giá ngon nhất tỉnh.

Giảm 50% chi phí phân bón nhờ trồng chuối hướng hữu cơ

Giảm 50% chi phí phân bón nhờ trồng chuối hướng hữu cơ

KON TUM Từ việc không bán được chuối, anh Bùi Văn Đông đã ấp ủ ý tưởng dùng chuối để sản xuất phân bón hữu cơ và đã gặt hái thành công.

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến năm 2025 tỉnh này phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ.

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Xem Thêm