Thứ ba, 17/09/2024 | 07:58 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 09:31, 06/09/2024

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

TÂY NINH Với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã thành công canh tác sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt hàng trước.

Không "làm phiền" đất

Đến ấp xóm Suối, xã Hưng Thuận (thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh) chúng tôi được nghe người dân kể câu chuyện làm giàu từ cây sầu riêng của ông Huỳnh Văn Quới. 

Là vùng đất xám pha cát bạc màu, thị xã Trảng Bàng chỉ phù hợp với cây cao su, hoa màu ngắn ngày như đậu phộng. Tuy nhiên với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã bắt đất nơi đây đẻ ra tiền từ vườn sầu riêng hữu cơ rộng hơn 26ha xanh tốt, quả nhiều đếm không xuể.

Ông Quới (phải) phấn khởi chia sẻ thành quả canh tác sầu riêng hữu cơ với phóng viên. Ảnh: Trần Trung.

Ông Quới (phải) phấn khởi chia sẻ thành quả canh tác sầu riêng hữu cơ với phóng viên. Ảnh: Trần Trung.

Dẫn chúng tôi thăm vườn, ông Quới cho biết, để có vườn cây như hôm nay, ông đã mất nhiều công sức để làm giàu cho đất. Theo đó, sau khi thử nghiệm nhiều hình thức canh tác, ông Quới chọn phương thức hữu cơ vi sinh để chắc chắn đảm bảo kết quả phải là sự "ngon" và "lành" trong từng trái sầu riêng. "Ngon" là có thể đánh thức 5 giác quan khi ăn từng thớ thịt sầu riêng. Còn "lành" là tốt cho sức khỏe.

"Tất cả sản phẩm phân bón của tôi nghiên cứu phát triển đều là chất chống oxy hóa, giúp trẻ hóa đất, trẻ hóa tế bào thực vật. Sầu riêng của tôi có vị ngọt thanh chứ không ngọt gắt", ông Quới chia sẻ.

Bên cạnh đó, để theo đuổi được nông nghiệp hữu cơ, ông Quới cũng sử dụng hệ vi sinh vật để chuyển hóa những loại mùn hữu cơ trong đất chứ không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hóa học. Đặc biệt, với phương châm không “làm phiền” đất, anh Quới để đất tự nhiên, nuôi đất bằng lớp phủ cỏ dại, phân xanh…, thảm cỏ sau khi được cắt sẽ trả lại chất hữu cơ về đất, giun dế trong đất sẽ làm cho bề mặt của đất giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Ông Quới cho biết thêm, cây sầu riêng quan trọng nhất là bộ rễ. Do đặc thù đất xám pha cát, thoát nước nhanh nên để có đủ độ ẩm giúp bộ rễ khỏe mạnh nuôi cây, ông Quới đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm. Nhờ thảm thực vật dày và phương pháp tưới tiên tiến, nước thấm đều, đủ và ngấm sâu vào đất giúp cây sinh trưởng, phát triển ổn định.

Từ vùng đất xám pha cát bạc màu, khu vườn sầu riêng của ông Huỳnh Quới đã có màu đất khác, tươi mới và sẫm màu hơn. Khi băng qua khu vườn, chúng tôi có cảm giác đất tơi xốp, lún cả dưới bàn chân. Gần như toàn bộ bề mặt đất của khu vườn đều nổi lên lớp phân giun dày, ẩm ướt.

Đứng cạnh cây sầu riêng đang trong tuổi thu hoạch, ông Quới chia sẻ, trồng sầu riêng hữu cơ nhàn hơn trồng theo kiểu truyền thống. Theo đó, thời gian đầu trồng sầu riêng hữu cơ chi phí đầu tư sẽ đội lên do phải dùng nhiều phân bón hữu cơ để cải thiện đất. Thêm nữa, việc xử lý sâu bệnh trên cây sầu riêng cũng khó khăn hơn trồng truyền thống.

Bồi bổ đất khỏe, sầu riêng hữu cơ của ông Quới phát triển xanh tốt trên vùng đất khó. Ảnh: Lê Bình.

Bồi bổ đất khỏe, sầu riêng hữu cơ của ông Quới phát triển xanh tốt trên vùng đất khó. Ảnh: Lê Bình.

“Trồng sầu riêng theo cách truyền thống khi gặp sâu bệnh chỉ cần phun xịt thuốc hóa học, nhưng trồng sầu riêng hữu cơ việc xử lý sâu bệnh khó khăn hơn. Qua 6 năm, cách canh tác này đã cho kết quả là đất màu mỡ hơn, cây trồng xanh lâu, bền hơn và năng suất cũng cao hơn”, ông Quới nói.

Đưa sầu riêng lên nền tảng số

Theo ông Quới, thời gian đầu, mặc dù đã canh tác theo đúng nghĩa hữu cơ nhưng trang trại của ông vẫn gặp khó để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. "Cái khó ló cái khôn", trong lúc xảy ra đại dịch Covid-19, ông đã thử đưa sầu riêng lên mạng xã hội, bất ngờ đã đến, sầu riêng của trang trại được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt.

Ngoài ra, sầu riêng trồng hữu cơ sẽ thu hoạch dần theo độ chín của trái chứ không thu hoạch đồng loạt như sầu riêng thường. Trước đây, diện tích ít nên ông chủ yếu bán sầu riêng qua hình thức trực tuyến trên mạng xã hội. Những năm gần đây, khi diện tích sầu riêng cho thu hoạch khá lớn, ông Quới còn là người đầu tiên trên đất Tây Ninh tham gia dự án Grab Connect.

Ông Quới cho rằng, với hình thức phân phối truyền thống, giao dịch mua bán được thực hiện và hoàn thành ngay tại vườn, nhà vườn không có cơ hội "đặt tên" cho sản phẩm cũng như quảng bá thương hiệu của mình. Do đó, dù chất lượng và hương vị sầu riêng khác biệt với mặt bằng chung nhưng lợi ích mang lại không nhiều.

Bằng việc tận dụng sức mạnh công nghệ của nền tảng Grab và năng lực triển khai các hoạt động truyền thông - tiếp thị đa kênh của siêu ứng dụng Grab, sầu riêng của ông còn được được đội ngũ Grab Connect đặt tên với chiếc nhãn xanh "Huỳnh Quới - Nông sản ngon và lành" được dán cẩn thận trên cuống quả. Cứ thế, sầu riêng thương hiệu Huỳnh Quới được lên "chợ số" và đến tay người dùng nhanh chóng.

Ông Quới cho biết thêm, nhờ trồng sầu riêng hữu cơ, giá trị trái sầu riêng tốt hơn hẳn so với trái sầu riêng thường. Ông Huỳnh Quới dẫn chứng, hiện giá sầu riêng thường tại vườn khoảng 80.000 đồng/kg, trong khi giá sầu riêng của ông 100.000 - 120.000 đồng/kg.

“Tôi hi vọng cách làm của mình sẽ lan tỏa đến nhiều nông hộ khác. Qua đó, sản phẩm của họ sẽ được tiêu thụ trên các nền tảng công nghệ, các nhà vườn này cũng từng bước tham gia vào quá trình chuyển đổi số và hưởng lợi từ nền kinh tế số”, ông Quới bày tỏ.

Tỉnh Tây Ninh đang từng bước phát triển sầu riêng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Lê Bình.

Tỉnh Tây Ninh đang từng bước phát triển sầu riêng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Lê Bình.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, hiện sầu riêng tỉnh này đã đạt trên 5 ngàn ha, diện tích trồng sầu riêng ở Tây Ninh những năm gần đây đang được mở rộng quy mô, dù vậy vẫn chưa đáp ứng đủ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, sản xuất theo phương pháp hữu cơ là hướng đi tất yếu hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, con đường để đi đến đích của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là vừa đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa cho hiệu quả kinh tế cao cũng không hề dễ dàng.

So với nhu cầu tiêu thụ trái sầu riêng của thị trường trong tỉnh thì diện tích trồng sầu riêng ở Tây Ninh thực sự chưa lớn. Việc chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, cho thu nhập cao hơn là đúng định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển cây sầu riêng phải đúng theo định hướng, phù hợp với thổ nhưỡng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết chặt chẽ với các chuỗi cung ứng của thị trường.

“Hiện nay, thị trường đang có nhu cầu cao về quả sầu riêng, một phần do Trung Quốc tăng thu mua, nhưng không thể dự báo được khi nào thị trường tiêu thụ sầu riêng sẽ bão hòa, do đó người dân trước khi quyết định chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng cần cân nhắc đầu tư bền vững, bài bản, thận trọng để tránh rủi ro”, ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh khuyến cáo.

Trần Trung - Lê Bình

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Áp dụng nông nghiệp tuần hoàn, chị Hạnh đã tận dụng nguồn phân hữu cơ chất lượng từ trang trại gà để trồng dưa lưới với chất lượng sản phẩm tuyệt hảo.

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

KHÁNH HÒA Hợp tác xã Nấm Nha Trang kiên định trồng nấm theo hướng hữu cơ nên sản phẩm chất lượng, ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

GIA LAI Nhờ trồng theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông đã gần 30 năm nhưng vẫn rất sung sức, năng suất cao và ổn định, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

TÂY NINH Với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã thành công canh tác sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt hàng trước.

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác lúa 'thuận thiên' theo hướng hữu cơ ở ĐBSCL, có thể giảm phát thải được gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Vĩnh Phúc Theo chị Nguyễn Thị Thanh, sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ không có gì quá phức tạp, yếu tố then chốt để thành công là sự kiên trì và nghiêm túc.

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Cà Mau Mật ong U Minh Hạ là sản phẩm mật ong nguyên chất, hoàn toàn tự nhiên, đã khẳng định được chất lượng trên thị trường.

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Kiên Giang Chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ ngoài tăng thêm giá trị về kinh tế nông dân còn trả món nợ về môi trường sau quá trình dài sử dụng phân, thuốc hóa học.

Xem Thêm