Thứ năm, 12/06/2025 | 14:38 GMT +7
Theo các nhà chuyên môn, việc doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc trong thời kỳ hội nhập. Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ và đầu tư, gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài được xem là giải pháp cực kỳ quan trọng để giải quyết tình trạng tồn kho và hiện trạng cung vượt cầu đang thường xuyên tái diễn.
![]() |
Sau khi từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Organic thương hiệu Việt sang các nước Châu Á, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến đến chinh phục thị trường châu Âu - nơi được đánh giá là tiềm năng nhưng khó tính bậc nhất |
Để có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài, chiếm vị thế trên thị trường quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Bởi, chỉ khi hiểu rõ về nhu cầu, đặc điểm tâm lý, thị hiếu, lối sống và văn hóa của khách hàng, người tiêu dùng, doanh nghiệp mới có thể vận động hiệu quả để đưa ra thị trường thế giới những sản phẩm chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu khách hàng.
Theo các nghiên cứu, lối sống Organic hay nói cách khác là sống cân bằng, lành mạnh, hướng về thiên nhiên với tiêu chí Xanh - Sạch - Phát triển bền vững đang rất thịnh hành tại các nước châu Âu, Mỹ và lan rộng đến các nước châu Á phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nắm bắt thị hiếu đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sản xuất thực phẩm, thức uống Organic tuân theo những tiêu chí, quy trình nghiêm ngặt để tìm cơ hội tham gia vào sân chơi quốc tế và khẳng định chất lượng trên những thị trường tiềm năng này.
Sau khi từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Organic thương hiệu Việt sang các nước Châu Á, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến đến chinh phục thị trường châu Âu - nơi được đánh giá là tiềm năng nhưng khó tính bậc nhất.
Theo đánh giá của các chuyên gia, châu Âu (EU) là thị trường có nhu cầu lớn về các sản phẩm nông sản, đây là lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, châu Âu cũng là thị trường rất đề cao giá trị ẩm thực, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các hàng hóa nhập khẩu, EU đưa ra những quy định nghiêm ngặt về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, nguồn gốc xuất xứ… Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm sẽ dễ dàng bị thị trường tiềm năng này từ chối.
![]() |
Đây đang là cơ hội để sản phẩm Organic mang thương hiệu Việt Nam đặt chân vào thị trường châu Âu và phát triển mạnh mẽ |
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang EU cần chú trọng đến tâm lý của người tiêu dùng tại đây, đại đa số người dân các nước này sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho hàng hóa được sản xuất theo quy trình đạt chuẩn, thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với xã hội… thay vì chú trọng giá bán rẻ. Do đó, những thực phẩm Organic được trồng trọt tại các nông trại hữu cơ, không sử dụng hóa chất luôn được người dân đánh giá cao và tin dùng.
Đây cũng chính là cơ hội để sản phẩm Organic mang thương hiệu Việt Nam đặt chân vào thị trường châu Âu và phát triển mạnh mẽ.
QUẢNG NAM Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, khép kín theo hướng tuần hoàn đang mang lại giá trị cao và bền vững cho nông sản Tiên Phước.
ĐẮK LẮK Canh tác theo hướng hữu cơ là giải pháp giúp sầu riêng bớt mối lo tồn dư kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi.
ĐỒNG NAI Không chỉ tiên phong triển khai mô hình cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết khép kín, HTX Xuân Định còn góp phần khẳng định thương hiệu sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.
LÀO CAI Anh Gió bảo chỉ cần kiên trì và trung thực với đất thì sẽ tìm được thị trường. Anh còn tìm ra cách 'kể chuyện' về những luống rau của mình với khách tham quan.
Tính đến thời điểm này, DNo farm vẫn là đơn vị đầu tiên và duy nhất sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại Đắk Nông.
HÀ TĨNH Từ định hướng phát triển thuận tự nhiên, sản phẩm gạo rươi Đức Thọ nhiều thời điểm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.