Thứ ba, 22/04/2025 | 02:37 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 18:33, 07/12/2022

Quế hữu cơ Trấn Yên vươn thị trường lớn

YÊN BÁI Với hơn hơn 2.200ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, vựa quế Trấn Yên (Yên Bái) đã sẵn sàng những điều kiện để vươn thị trường lớn.

Trồng quế hữu cơ, thu nhập cao hơn 10 - 15%

Thời gian qua, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đang đẩy mạnh các phương thức sản xuất hữu cơ trên các loại cây trồng chủ lực của huyện, đặc biệt là trong sản xuất quế, từ đó góp phần cải thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe người dân và đưa sản phẩm tới những thị trường khó tính nhất.

Gia đình bà Trần Thị Hoa ở thôn 6, xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên) có hơn 5ha đất rừng trồng quế. Hiện nay, gia đình bà Hoa cùng các hộ dân trong thôn đã tham gia vào chương trình trồng quế hữu cơ ở địa phương. Tham gia chương trình trồng quế hữu cơ, gia đình bà và các hộ dân được tiếp cận những kiến thức hoàn toàn mới về phương pháp canh tác quế.

Người dân xã Đào Thịnh thu hoạch quế

Người dân xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên, Yên Bái) thu hoạch quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Với cách làm cũ, cây quế được trồng bằng hạt, chọn giống theo kinh nghiệm, bón phân hóa học theo ước lượng, sử dụng thuốc BVTV hóa học để phòng trừ sâu bệnh... Khi chuyển sang trồng quế hữu cơ, người dân tận dụng phụ phẩm nông nghiệp kết hợp men vi sinh làm phân bón, giữ thảm thực vật để giảm xói mòn, tạo độ ẩm, độ xốp và mầu mỡ cho đất, bảo vệ các loài thiên địch có lợi...

Bà Trần Thị Hoa chia sẻ: “Chúng tôi sống và gắn bó với nghề rừng, nguồn nước sinh hoạt hàng ngày cũng lấy từ rừng. Vì vậy việc áp dụng phương thức sản xuất hữu cơ không những đảm bảo sức khỏe cho bản thân bà con mà còn bảo vệ nguồn nước và giúp cho đất không bị bạc màu. Đặc biệt, sản phẩm quế sau khi thu hoạch sẽ được các HTX thu mua với giá cao hơn”.

Xã Đào Thịnh là địa phương nằm giáp sông Hồng, khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho cây quế sinh trưởng và phát triển, chất lượng tinh dầu quế được các chuyên gia đánh giá cao, vỏ quế dày, cây quế ít bị sâu bệnh. Hiện nay, với tổng diện tích hơn 900ha, xã Đào Thịnh đã tuyên truyền cho người dân đăng ký thực hiện gần 700ha theo phương thức sản xuất quế hữu cơ.

Cây quế bắt đầu cho thu hoạch tỉa cành, lá từ năm thứ 5, đến năm thứ 10 có thể thu vỏ quế thành phẩm. Cây quế có tuổi đời càng cao thì càng có hàm lượng tinh dầu cao, giá trị càng lớn. Trung bình, mỗi năm xã Đào Thịnh khai thác khoảng 80ha quế, mỗi ha cho thu nhập từ 500 - 600 triệu đồng.

Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối với các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu. Bởi những mặt hàng này được sản xuất theo bộ nguyên tắc quy định tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, an toàn với người sử dụng.

Người dân xã Kiên Thành thu hoạch quế

Người dân Trấn Yên ngày càng được nâng cao về trình độ sản xuất, ý thức trong sản xuất quế theo hướng hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Chu Đức Hiền, Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết: Sản phẩm quế hữu cơ được sản xuất không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, đồng thời chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của cộng đồng, cải thiện "sức khỏe" đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Sản xuất hữu cơ đã giúp giá trị sản phẩm quế của người dân trong xã cao hơn khoảng 10 - 15% so với sản phẩm quế thông thường, từ đó mở ra những cơ hội lớn trong việc xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo cơ sở tăng thu nhập cho người dân.

Hơn 2.200ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế

Ngay từ những năm 90 của thập kỷ trước, cây quế đã góp phần đổi đời cho người dân xã Kiên Thành (huyện Trấn Yên). Với diện tích tự nhiên hơn 8.600ha, đến này toàn xã đã có hơn 2.700ha quế, tập trung nhiều ở các thôn Đồng Song, Đồng Phay, Đồng Ruộng, Đồng Cát và Đá Khánh. Phong trào trồng quế của người dân trong xã những năm qua đã trở nên sôi động, nhà nhà trồng quế, người người trồng quế.

Cây quế trồng từ 5 - 6 năm bắt đầu cho khai thác tỉa thưa, mỗi năm có 2 vụ khai thác, vụ tháng 3 và vụ tháng 8 (mỗi vụ kéo dài từ 2 – 3 tháng), đây là 2 thời điểm mà quế dễ bóc vỏ, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và bảo quản.

Trong năm 2022, ước thu nhập của người dân trong xã từ cây quế đạt trên 115 tỷ đồng. Phong trào sản xuất quế hữu cơ cũng đang ngày càng lan tỏa trong nhân dân. Đến nay, ở Kiên Thành đã phát triển được hơn 1.300ha quế hữu cơ, chiếm khoảng 45% diện tích. Thu nhập từ cây quế đã giúp rất nhiều hộ dân trong xã có lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Lãnh đạo xã Quy Mông (Trấn Yên) thăm cơ sở chế biến quế ở thôn Thịnh An

Lãnh đạo xã Quy Mông (Trấn Yên) thăm cơ sở chế biến quế ở thôn Thịnh An. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Dương Kim Hưng, Chủ tịch UBND xã Kiên Thành chia sẻ: Để đẩy mạnh sản xuất quế hữu cơ, chính quyền địa phương đã phối hợp với các công ty, đơn vị có chuyên môn mở các lớp tập huấn, giám sát chặt chẽ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch của các hộ trong vùng nguyên liệu; thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra, kịp thời phát hiện các chỉ số chất lượng.

Bên cạnh đó, với việc áp dụng hàng loạt những kỹ thuật trong trồng, chăm sóc quế hữu cơ đã giúp xã Kiên Thành giữ được nguồn gen của giống quế, bảo vệ nguồn nước, chất đất và môi trường của vùng quy hoạch. Phương pháp sản xuất hữu cơ đã và đang làm thay đổi tư duy áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc quế của người dân...

Hiện nay, diện tích quế của huyện Trấn Yên trên 20.000ha, chiếm 25% diện tích rừng trồng quế của tỉnh Yên Bái. Cây quế được xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế rừng của huyện, được trồng tập trung tại các xã Đào Thịnh, Tân Đồng, Việt Thành, Hòa Cuông, Y Can, Quy Mông, Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh... Trong đó, diện tích chuyên canh tập trung theo hướng hữu cơ hiện nay đạt 9.000ha, diện tích đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế hơn 2.200ha. Sản lượng vỏ quế khô hàng năm của huyện từ 4.000 - 5.000 tấn, giá trị thu nhập trên 400 tỷ đồng.

Kiểm soát quy hoạch, không phát triển quế ồ ạt, tự phát

Bên cạnh những đóng góp lớn về kinh tế - xã hội và môi trường, những năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm từ quế ngày càng tăng, giá trị quế khá cao và ổn định, dẫn đến việc trồng quế trên địa bàn huyện cũng diễn ra khá ồ ạt, không đúng với quy hoạch.

Việc áp dụng quy trình kỹ vào trong quá trình trồng chăm sóc, thu hoạch, sơ chế bảo quản quế nhiều nơi chưa có sự thống nhất, dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và môi trưởng sinh thái. Người dân sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản quế trên địa bàn huyện còn chưa hiểu hoặc chưa biết sản xuất quế theo hướng hữu cơ hay sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ trong nước, quốc tế là gì; quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận...

Công nhân của HTX Quế hồi Việt Nam (xã Đào Thịnh) đóng gói sản phẩm quế gia vị

Công nhân của HTX Quế hồi Việt Nam (xã Đào Thịnh) đóng gói sản phẩm quế gia vị. Ảnh: Thanh Tiến.

Chính vì vậy, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các ngành trong khối nông nghiệp phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp và các địa phương tổ chức hội thảo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thu thụ sản phẩm quế, đồng thời nêu những giải pháp để sản xuất quế hữu cơ, sản xuất quế bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Bà Triệu Thị Bích Liệu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên cho biết: Trấn Yên đã và đang tích cực mở rộng diện tích trồng quế, hằng năm trồng mới và trồng thay thế diện tích quế khoảng 1.000ha, để đến năm 2025 diện tích quế đạt 25.000ha, trong đó diện tích quế chuyên canh tập trung theo hướng hữu cơ đạt trên 12.000ha. Xây dựng vùng sản xuất quế liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa các hộ trồng quế với HTX, doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng công tác quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung, chuyên canh theo hướng hữu cơ; tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm quế đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...

Thời gian tới, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX đăng ký tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị theo Nghị quyết số 69 - HĐND tỉnh Yên Bái. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX liên kết đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế trên địa bàn theo hướng bền vững, đặt biệt là sản xuất, chế biến sản phẩm quế được chứng nhận hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm; các sản phẩm quế được tiêu thụ vào các thị trường cao cấp như Nhật, Mỹ, EU...

THANH TIẾN

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

Chọn hữu cơ, chọn sức khỏe, giữ đất lành

SƠN LA Với niềm tin vào nông nghiệp bền vững, chị Vì Thị Thu Hà (sinh năm 1986) quyết tâm chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, dù hành trình này không hề dễ dàng.

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

Cần cuộc 'cách mạng xanh' chuyển nông nghiệp công nghiệp sang nông nghiệp sinh thái

HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

Đưa ‘báu vật trời ban' vươn thị trường quốc tế

YÊN BÁI Chè Shan tuyết được coi như ‘báu vật trời ban', người Mông ở Phình Hồ để chè phát triển tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc sản xuất hữu cơ, hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

Thanh niên tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ ở Thành Sen

HÀ TĨNH HTX Thanh niên Thành Sen mạnh dạn thuê hơn 4,3ha đất bỏ hoang nhiều năm tại phường Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) để lập dự án sản xuất rau củ quả hữu cơ.

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Nông nghiệp tuần hoàn giúp nông dân Vĩnh Phúc tăng thu nhập 10%

Từ năm 2022 đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 700 tấn chế phẩm sinh học giúp người dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

Câu lạc bộ Organic Kiên Giang lan tỏa sản xuất hữu cơ

KIÊN GIANG Câu lạc bộ Organic Kiên Giang đã tư vấn quy trình sản xuất, hỗ trợ kết nối cung cầu, cung ứng vật tư nhằm lan tỏa mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học.

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

Chàng trai 'bắt’ dưa vàng ra quả theo ý muốn

THANH HÓA Sử dụng phân bón có nguồn gốc sinh học, áp dụng các giải pháp canh tác nông nghiệp bền vững giúp anh Hải thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng dưa vàng.

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

Trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, lão nông kiếm tiền khỏe re

HẬU GIANG Một nông dân Hậu Giang trồng khóm hữu cơ, nuôi ốc lát Thái, sự kiên trì, sáng tạo giúp ông nâng cao thu nhập, tạo hướng đi bền vững cho bà con trong vùng.

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.

Xem Thêm