Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:53 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 22:39, 10/04/2024

Nông nghiệp công nghệ cao Ninh Thuận: [Bài 2] Đã có 180 doanh nghiệp thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, Ninh Thuận đã ban hành nhiều chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.

Chính quyền ưu ái

Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, trong thời gian qua, tỉnh tập trung phát huy tính hiệu quả của liên kết 4 nhà, tạo thành chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các khâu nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất, chế biến và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp.

Ninh Thuận đã có nhiều chính sách để thu hút doanh nghiệp, các tổ chức tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ảnh: M.P.

Ninh Thuận đã có nhiều chính sách để thu hút doanh nghiệp, các tổ chức tham gia ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ảnh: M.P.

Bài liên quan

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là những đối tượng ưu tiên hàng đầu. Đến nay, đã có 180 doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ để hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ hoạt động bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Những doanh nghiệp phát triển thị trường công nghệ, tham gia chợ công nghệ; đổi mới và áp dụng công nghệ quản trị doanh nghiệp thông qua áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến cũng được hưởng những chính sách ưu đãi của tỉnh.

Trong đó, có 20 doanh nghiệp, tổ chức được hỗ trợ triển khai tập trung lĩnh vực ứng dụng dây chuyền công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; 48 doanh nghiệp, tổ chức sản xuất các sản phẩm đặc thù và một số sản phẩm chủ lực như hạt điều, yến sào được hỗ trợ thực hiện xây dựng bảo hộ nhãn hiệu, hệ thống nhận diện và thương mại hóa sản phẩm; 40 doanh nghiệp, tổ chức được hỗ trợ áp dụng các hệ thống tiên tiến, phổ biến trong sản xuất hiện nay như VietGAP, GlobalGAP, ISO, ISO/IEC 17025; HACCP, Organic...

Ông Đặng Kim Cương cho biết, nhiều năm qua, Ninh Thuận rốt ráo triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn, chính sách thu hút khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và liên kết sản xuất, đổi mới công nghệ, gồm: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức công nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao…

Táo xanh ở Ninh Thuận ít bị dịch bệnh, ruồi vàng đục quả nhờ ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: M.P.

Táo xanh ở Ninh Thuận ít bị dịch bệnh, ruồi vàng đục quả nhờ ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: M.P.

“Thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND, Quyết định số 11/2019/QĐ-UBND đã đóng góp tích cực vào việc phát triển các mô hình sản xuất cánh đồng lớn, các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Chính sách hỗ trợ cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, hộ gia đình mạnh dạn đầu tư các mô hình tưới tiết kiệm, sản xuất an toàn VietGAP theo hướng ứng dụng công nghệ cao”, ông Đặng Kim Cương chia sẻ.

Lực hút của những chính sách

Ông Nguyễn Khắc Phòng, Giám đốc HTX Nho Thái An (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) cho biết, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi yêu cầu nguồn vốn lớn. Để trồng 1 sào (1.000m2) nho giống mới, cùng với hệ thống tưới tiết kiệm, làm nhà màng, người dân cần đầu tư khoảng 400 triệu. Để có nguồn vốn, HTX đã làm việc với các ngân hàng nhằm kiếm tìm nguồn vốn để HTX phát triển trồng nho công nghệ cao.

“Ngân hàng bật đèn xanh là HTX lập dự án, các thành viên của HTX đứng ra thế chấp tài sản thì ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi để bà con đầu tư trồng nho công nghệ cao. Nắm bắt được thông tin này bà con rất mừng, vì vùng nho Thái An đã được tỉnh quy hoạch từ đây tới năm 2030 sẽ trở thành khu công nghiệp công nghệ cao trồng nho kết hợp làm du lịch.

Tuy nhiên, ngân hàng đề nghị tỉnh có quyết định công bố về vùng nho Thái An để ngân hàng có cơ sở giải ngân. Nếu được thế, khi bà con tiếp cận được nguồn vốn sẽ đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nho, phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Mong rằng tỉnh đồng hành để nông dân thực hiện được nguyện vọng của mình với cây nho”, ông Nguyễn Khắc Phòng chia sẻ.

Sản phẩm nha đam chế biến sâu của Tập đoàn GC Food hiện không đủ cung cấp cho khách hàng. Ảnh: M.P.

Sản phẩm nha đam chế biến sâu của Tập đoàn GC Food hiện không đủ cung cấp cho khách hàng. Ảnh: M.P.

Còn Tập đoàn GC Food hiện đang có 2 nhà máy, 1 chuyên sản xuất nha đam và 1 chuyên sản xuất thạch dừa. Nhà máy sản xuất nha đam đóng ở Ninh Thuận còn nhà máy sản xuất thạch dừa đóng ở Đồng Nai.

Theo ông Nguyễn Minh Tín, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn GC Food, hầu hết sản phẩm nha đam của Tập đoàn hiện được cung ứng cho các khách hàng lớn như Vinamilk, TH Truemilk… Những công ty nói trên đang sử dụng sản phẩm của Tập đoàn GC Food để sản xuất nước giải khát, mỹ phẩm.

“Năm 2023 Tập đoàn GC Food đã được cấp giấy phép đầu tư nhà máy nước giải khát ở khu công nghiệp Thành Hải để phát triển chế biến sâu sản phẩm nha đam. Thay vì làm ra thạch để bán nguyên liệu thì GC Food tập trung thêm vào lĩnh vực là chế biến ra thành phẩm phục vụ khách hàng. Những chính sách ưu đãi của tỉnh Ninh Thuận về thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao là đòn bẩy để Tập đoàn GC Food mở rộng đầu tư”, ông Nguyễn Minh Tín, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn GC Food, chia sẻ.

Ông Võ Quang Lãm, Phó Giám đốc Sở KH-CN Ninh Thuận: “Trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Ninh Thuận, cả Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành rất nhiều chính sách. Ví như gần đây Tỉnh ủy Ninh Thuận ban hành chương trình hành động về phát triển công nghệ sinh học; Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới cây trồng, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao”. 

Đình Thung - Mai Phương

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm