Thứ năm, 03/04/2025 | 23:06 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 15:22, 19/09/2023

Người 'thổi hồn' sản xuất hữu cơ cho vùng nắng gió

ĐẮK NÔNG Ông Ngô Xuân Hiếu là nhà nông tiên phong đưa canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ vào vùng đất nắng gió Quảng Sơn (Đắk Glong, Đắk Nông) từ hơn 15 năm nay.

Đó là trang trại của gia đình tỷ phú Ngô Xuân Hiếu, sinh năm 1967 ở bon R’Bút, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, Đắk Nông.

Cách đây hơn 20 năm, sau khi rời quân ngũ, gia đình ông Hiếu cùng người em trai từ quê Ninh Bình vào vùng đất Quảng Sơn lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi, ban đầu 2 anh em ông Hiếu chỉ đủ tiền mua mỗi người gần 2ha đất canh tác để sống qua ngày.

Nhờ chịu khó làm ăn, biết cách làm hiệu quả, tích cóp và mua dần, đến nay, 2 anh em ông mỗi người đã có hơn 30ha vườn trồng nhiều loại cây ăn trái như bưởi, bơ, sầu riêng, hồ tiêu... và được coi là những người làm ăn giỏi nhất ở Quảng Sơn. Riêng ông Hiếu, hiện mỗi năm gia đình thu từ 7 - 8 tỷ đồng. 

Trong khi nhiều vườn tiêu trong vùng rất èo uột thì với phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ, vườn tiêu của ông Hiếu vẫn rất khỏe, năng suất đạt từ 5 - 8kg/trụ. Ảnh: Hồng Thủy. 

Trong khi nhiều vườn tiêu trong vùng rất èo uột thì với phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ, vườn tiêu của ông Hiếu vẫn rất khỏe, năng suất đạt từ 5 - 8kg/trụ. Ảnh: Hồng Thủy. 

“Chúng tôi mua được mấy chục ha đất như bây giờ là vì hồi đó vùng này khó khăn lắm, từ ngoài đường lớn vào đây khoảng 6 cây số chỉ có đường mòn, mùa khô bụi mịt mù, mưa thì lầy lội, vườn trồng tiêu, cà phê nhưng thiếu nước tưới, chăm sóc kém nên gần như không có thu. Vì thế, họ bán rẻ.

Sau khi mua, tôi bỏ hết cây cũ, cải tạo đất dần dần, đầu tư hệ thống tưới tự động, mua cả ngàn mét đường ống, đầu tư máy bơm để bơm nước từ hồ nước dưới thung lũng lên để tưới. Đến khi thu hoạch, vận chuyển cũng là một vấn đề nên sau đó chúng tôi phải đầu tư tiền tỷ để san ủi, làm mấy cây số đường rải sỏi như bây giờ”, ông Hiếu kể.

Trong khi phần lớn người dân ở Quảng Sơn trồng cây tiêu, cà phê, ít ai trồng bưởi thì ông Hiếu lại trồng. “Tôi nghĩ, cây bưởi chưa ai trồng nên đầu ra chắc sẽ thuận lợi hơn. Nhưng cây bưởi da xanh vốn là cây đặc thù ở miền Tây, miền Đông, chứ ở Tây Nguyên thì có sự khác biệt về thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu. Không chỉ thế, vùng đất Quảng Sơn này nổi tiếng khô cằn, thiếu nước, vì thế thời gian đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn, phải vừa làm vừa học hỏi các tài liệu, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, kỹ sư nông nghiệp”, ông Hiếu cho biết.

Vườn bưởi 8 năm tuổi sản xuất theo quy trình hữu cơ, đã được cấp chứng nhận VietGAP của ông Hiếu khiến ai đến cũng xuýt xoa. Ảnh: Hồng Thủy.

Vườn bưởi 8 năm tuổi sản xuất theo quy trình hữu cơ, đã được cấp chứng nhận VietGAP của ông Hiếu khiến ai đến cũng xuýt xoa. Ảnh: Hồng Thủy.

Sau khi các loại cây ăn trái đã “trụ vững” ở vùng đất nắng gió này, ông Hiếu bắt đầu nghĩ đến việc canh tác sạch.

“Muốn canh tác bền vững, thu nhập ổn định với giá cao, không sợ bị thương lái chê, ép giá thì yếu tố quan trọng đầu tiên là sản phẩm phải sạch, sau đó mới tới ngon, hình thức đẹp... Canh tác theo quy trình sạch thì đầu tiên là tốt cho sức khoẻ của chính bản thân mình, người thân của mình vì không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại hàng ngày, mình trồng cho chính mình ăn luôn, sau đó là tốt cho cả cộng đồng. Điều rất quan trọng nữa là canh tác hữu cơ giúp cây khỏe, đất càng ngày càng sạch, khỏe, không ô nhiễm môi trường”, ông Hiếu nói.

Hiện ông Hiếu còn phát triển trang trại gắn với phát triển du lịch sinh thái, tăng thêm thu nhập và cũng là nơi để tham quan, học hỏi cho các hộ có điều kiện, nhu cầu làm mô hình.

Hiện nay, ngoài 10ha bưởi da xanh, trang trại ông Hiếu còn có 10ha tiêu, 6ha sầu riêng Dona và 4ha bơ boot. Tất cả đều canh tác theo quy trình VietGAP (đã được cấp chứng nhận) và canh tác theo hướng hữu cơ.

Vườn bơ booth của ông Hiếu đang trổ hoa vàng rực. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Vườn bơ booth của ông Hiếu đang trổ hoa vàng rực. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Do được quy hoạch bài bản ngay từ đầu nên phần lớn quy trình chăm sóc đã được vận hành tự động, áp dụng cơ giới với hệ thống tưới tự động, bón phân bằng máy, sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu bệnh. Môi trường trong trang trại rất trong lành, đất mềm, xốp, rất nhiều loại côn trùng có ích sinh sống, điều hòa, cân bằng sinh thái trong vườn. Dưới mặt đất, cỏ phát triển tự do, chỉ cắt tỉa cỏ quanh các gốc cây và tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ.

Ông Hiếu cho biết, bình quân mỗi năm ông thu hơn 100 tấn bưởi, 30 tấn tiêu hạt, 4ha bơ đạt năng suất bình quân 25 tấn/1ha. Đặc biệt, năm 2023 này, gia đình ông Hiếu trúng đậm từ 10ha sầu riêng, mặc dù mới chỉ khoảng hơn 1 nửa diện tích cây cho trái. “Tôi có 10ha sầu riêng, kết hợp với em trai tôi gần chục ha nữa là đủ diện tích cho một mã số vùng trồng. Hiện tôi đang làm hồ sơ đăng ký, họ đang thẩm định để cấp mã số phục vụ xuất khẩu”, ông Hiếu phấn khởi.

Năm 2021, con trai ông Hiếu là Ngô Thanh Sáng (sinh năm 1995) sau khi tốt nghiệp đại học đã về thành lập HTX Nông nghiệp Thương mại dịch vụ Sangs farm gồm 7 thành viên và 14 hộ liên kết với tổng diện tích hiện nay 100ha. Ông Hiếu cùng con trai hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho bà con và tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm của bà con trong HTX. Hiện nay, HTX đã mở một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại TP Gia Nghĩa (Đắk Nông).

Trang trại của ông Hiếu được canh tác theo quy trình hữu cơ nên luôn môi trường luôn rất trong lành, cây trồng rất ít khi bị sâu bệnh hại. Ảnh: Hồng Thủy. 

Trang trại của ông Hiếu được canh tác theo quy trình hữu cơ nên luôn môi trường luôn rất trong lành, cây trồng rất ít khi bị sâu bệnh hại. Ảnh: Hồng Thủy. 

“Toàn tỉnh hiện có khoảng 170 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) với tổng diện tích được chứng nhận hơn 25.000ha. Trong đó, 2.000ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP; gần 500ha áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ; hơn 22.000ha áp dụng các tiêu chuẩn khác như 4C, UTZ, Rainforest Alliance”, ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông cho biết.

Hồng Thủy

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

Bí kíp bón phân hữu cơ cho dòng chè trung du cổ

THÁI NGUYÊN Để chè trung du đạt chuẩn hữu cơ mang đậm đà hương vị 'tiền chát hậu ngọt' đòi hỏi phải cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được cây chè hấp thụ hiệu quả.

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

Bán hàng không cần ra chợ vẫn nườm nượp khách

THANH HÓA Sản xuất theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, Trang Farm đã trở thành điểm đến của đông đảo khách tham quan.

Sống xanh với mỹ phẩm hữu cơ

Sống xanh với mỹ phẩm hữu cơ

Các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ với nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng hướng tới lối sống xanh.

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

Thay đổi tư duy tiếp cận thị trường cho sản phẩm rau an toàn

HÀ NAM Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, sản phẩm rau an toàn muốn có chỗ đứng, chủ thể cần tổ chức sản xuất để bán hàng thay vì sản xuất và bán hàng.

Nông nghiệp hữu cơ nhìn từ chuỗi liên kết của Quế Lâm

Nông nghiệp hữu cơ nhìn từ chuỗi liên kết của Quế Lâm

HÀ TĨNH Chuỗi liên kết nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn của Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, Tập đoàn Quế Lâm với các địa phương đang lan toả hết sức mạnh mẽ.

'Tem bảo hành' để rau an toàn có chỗ đứng trên thị trường

'Tem bảo hành' để rau an toàn có chỗ đứng trên thị trường

NAM ĐỊNH Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm, việc chuyển hướng sản xuất rau an toàn, hữu cơ là chìa khóa để nông dân đứng vững.

Bắp cải trồng theo kiểu Nhật Bản, nông dân không phải lo đầu ra

Bắp cải trồng theo kiểu Nhật Bản, nông dân không phải lo đầu ra

NAM ĐỊNH Sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản, Hợp tác xã Giao Hà không còn phải đôn đáo tìm người mua.

Xem Thêm