Thứ tư, 15/05/2024 | 09:52 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 08:31, 16/11/2023

Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững

Nghề làm tôm khô ở Cà Mau được công nhận di sản quốc gia

Cà Mau Nghề làm tôm khô truyền thống ở Cà Mau vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Nghề làm tôm khô ở Cà Mau được đưa vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh; Trọng Linh.

Nghề làm tôm khô ở Cà Mau được đưa vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh; Trọng Linh.

Ngày 15/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa nghề thủ công truyền thống làm tôm khô và lễ hội truyền thống vía Bà Thủy Long ở Cà Mau vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Cà Mau là một trong những tỉnh nuôi tôm lớn nhất cả nước với khoảng 280.000ha, đạt sản lượng trung bình hàng năm khoảng 220.000 tấn tôm nguyên liệu. Đây cũng là nguồn nguyên liệu dồi dào để địa phương duy trì và phát triển nghề làm tôm khô.

Đến nay, nghề làm tôm khô hầu như có ở khắp các địa phương trong tỉnh Cà Mau, với nhiều chủng loại, sản phẩm tôm khô đa dạng từ tôm đất, tôm bạc, tôm sú, tôm thẻ... Đây là nghề truyền thống tồn tại lâu đời và đang được tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển, trở thành một trong những thương hiệu đặc sản của địa phương.

Nghề làm tôm khô được công nhận là di sản quốc gia, đây được coi là động lực để tiếp tục phát huy giá trị đối với người làm nghề tôm khô tại Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Nghề làm tôm khô được công nhận là di sản quốc gia, đây được coi là động lực để tiếp tục phát huy giá trị đối với người làm nghề tôm khô tại Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, hiện nhiều người vẫn cho rằng tôm khô ở các địa phương như thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), xã Khánh Hội (huyện U Minh) và thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) của tỉnh Cà Mau là nổi tiếng hơn cả. Nguyên nhân là do cộng đồng cư dân nơi đây đã gắn bó với nghề thủ công truyền thống này từ hàng trăm năm nay.

Theo người dân địa phương, hiện nay tại Cà Mau có hai hình thức thực hành nghề làm tôm khô. Hình thức thực hành truyền thống ra đời từ xưa, sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất thủ công của hộ gia đình, hiện còn tồn tại phổ biến ở các địa phương có nghề làm tôm khô. Bên cạnh đó hình thức thực hành hiện đại sản xuất quy mô lớn theo dây chuyền công nghệ kết hợp máy móc và lao động của con người.

Theo người dân làm nghề tôm khô lâu năm ở huyện Năm Căn, thì nguyên liệu làm tôm khô có 2 loại, một loại tôm nước ngọt (tôm sông), hai là loại tôm nước mặn (tôm biển). Loại tôm sông cho chất lượng sản phẩm ngon hơn, có giá trị kinh tế cao nhưng ở Cà Mau do sản lượng loại tôm này thấp nên các loại tôm biển là nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu.

Theo các nghệ nhân lâu năm theo nghề tại địa phương, quy trình sản xuất tôm khô tưởng đơn giản nhưng lại khá cầu kỳ, đặc biệt là đòi hỏi nguồn nguyên liệu phải tươi ngon và kinh nghiệm của người thợ, vì chỉ cần sơ suất thì tôm khô sẽ không ngon, giá trị kinh tế giảm…

Thương hiệu tôm khô Cà Mau đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Ảnh: Trọng Linh.

Thương hiệu tôm khô Cà Mau đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau đang phát triển thương hiệu nghề làm tôm khô, hiện nay mỗi năm cung cấp cho thị trường ít nhất 50 tấn sản phẩm. Ngoài bảo tồn làng nghề truyền thống, còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Người Cà Mau mong muốn rằng, với truyền thống trăm năm của làng nghề, sẽ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngoài việc bảo vệ thương hiệu tôm khô Cà Mau.

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tôm khô là mục tiêu của chính quyền và người dân là khô. Đây được xem như những nguyên nhân quan trọng nhất để việc bảo tồn và phát huy nghề làm tôm khô ở Cà Mau để có thể đạt được những thành công trong thời gian tới.

Nhân dịp này lễ hội truyền thống vía Bà Thủy Long (xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cũng được công nhận di sản quốc gia. Ảnh: Huỳnh Lâm.

Nhân dịp này lễ hội truyền thống vía Bà Thủy Long (xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cũng được công nhận di sản quốc gia. Ảnh: Huỳnh Lâm.

Ngoài ra, lễ hội vía Bà Thủy Long (xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) có từ cả trăm năm qua, là một tín ngưỡng cổ truyền của người dân trong vùng.

Hằng năm, lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17/2 âm lịch, thu hút hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh đến tham dự. Đây là một nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con cháu giữ gìn đạo đức, lối sống, đoàn kết yêu thương; thể hiện tính cộng đồng cao.           

         Bài viết có sự phối hợp của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Trọng Linh

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Xem Thêm