Thứ sáu, 08/11/2024 | 00:29 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 10:21, 17/10/2023

Muốn theo đuổi nông nghiệp hữu cơ, phải yêu đất như con

BẮC GIANG Sau nhiều lần phải đóng 'học phí' vì thiếu kiến thức, ông Én nhận ra rằng muốn theo đuổi được nông nghiệp hữu cơ thành công, trước hết phải yêu đất như con.

Không kiên trì, không thể canh tác hữu cơ

Vườn bưởi của gia đình ông Trần Đình Én ở thôn Tân Trường, xã Thanh Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) được nhiều người khen đẹp như tranh vẽ. Trên diện tích hơn 1ha, gần 700 gốc bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi đào… được ông trồng ngay hàng, thẳng lối, áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng hữu cơ với những nguyên tắc bất di bất dịch là bảo vệ đất và môi trường.

Ông Trần Đình Én tâm sự, nếu không kiên trì, sẽ không thể canh tác theo hướng hữu cơ thành công. Ảnh: Trung Quân.

Ông Trần Đình Én tâm sự, nếu không kiên trì, sẽ không thể canh tác theo hướng hữu cơ thành công. Ảnh: Trung Quân.

Vào vụ thu hoạch, khu vườn vốn đã sạch sẽ, thoáng mát lại càng hấp dẫn khi được tô điểm thêm sắc vàng của bưởi chín. Khách du lịch gần xa nghe tiếng kéo về tham quan, trải nghiệm. Ai cũng nức lòng vì thực sự được tận hưởng những gì tinh túy nhất từ phương thức sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường mang lại.

Hành trình canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ của gia đình ông Én bắt đầu bằng việc phá bỏ những gốc vải đã già cỗi, năng suất thấp để chuyển sang trồng bưởi. Mảnh đất trồng vải ấy trước đây vốn màu mỡ, tơi xốp, nhưng qua năm tháng trồng vải đã trở nên chai lỳ tới mức đi trên đất mà như đi trên nền gạch do trước đây đã sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc BVTV hóa học.

Ông Én chia sẻ, sau nhiều lần phải đóng “học phí” không hề nhỏ vì thiếu kiến thức và kỹ thuật, ông nhận ra rằng muốn canh tác theo hướng hữu cơ thì trước hết người trồng phải “yêu đất như con”. Nghĩa là đất phải được quan tâm, cải tạo tơi xốp, giun đất, hệ vi sinh vật có lợi phát triển mạnh. Khi trồng cây xuống không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Én bảo muốn canh tác hữu cơ, phải 'yêu đất như con'. Ảnh: Trung Quân.

Ông Én bảo muốn canh tác hữu cơ, phải "yêu đất như con". Ảnh: Trung Quân.

Để cải tạo đất, ông đặt mua phân chuồng từ các trại chăn nuôi lớn ủ hoai bằng chế phẩm vi sinh bón cho vườn cây, từng bước thay thế phân bón hóa học. Phân chuồng được bón 1 lần/năm sau mỗi vụ thu hoạch quả.

Sau khi bón phân hữu cơ, ông đầu tư mua thêm chế phẩm vi sinh đặc hiệu tưới trực tiếp lên trên để tăng lượng vi sinh vật có lợi, đẩy nhanh quá trình phân hủy của phân. Bên cạnh đó, ông còn ngâm ủ cá, đậu tương để tăng cường đạm cho cây thay thế đạm hóa học và bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm.

Để phòng trị sâu bệnh cho vườn bưởi, ông tuyệt đối "nói không" với thuốc BVTV hóa học, thay vào đó dùng các chế phẩm có nguồn gốc thảo mộc được chế biến từ quế, sả, ớt, gừng, tỏi… để xua đuổi côn trùng, ruồi vàng. Ngoài ra, ông sử dụng đồng sunfat phối trộn với vôi tôi tạo thành dung dịch để diệt nấm, vi khuẩn.

“Canh tác theo hướng hữu cơ chi phí, công sức, thời gian bao giờ cũng cao hơn canh tác thông thường. Đơn cử như chế phẩm vi sinh có loại chỉ có 6 chai đã có giá lên tới 20 triệu đồng, trong khi nếu dùng hóa học thì chỉ cần mấy chục nghìn là có thể phun được cho cả vườn. Dọn cỏ nếu dùng thuốc trừ cỏ thì chỉ nửa buổi sáng là phun xong, trong khi làm bằng tay phải mất 5 - 7 ngày. Đặc biệt, phương pháp canh tác hữu cơ hiệu quả không thể hiện rõ ngay như hóa học mà có khi 3 - 4 năm sau mới nhìn thấy rõ, do đó nếu không kiên trì sẽ không thể làm được”, ông Én khẳng định.

Ông Én ngâm ủ cá, đậu tương để bón cho cây thay thế phân bón hóa học. Ảnh: Trung Quân.

Ông Én ngâm ủ cá, đậu tương để bón cho cây thay thế phân bón hóa học. Ảnh: Trung Quân.

Làm hữu cơ không chỉ dựa vào kinh nghiệm

Ông Én cũng cho rằng, để canh tác hữu cơ thành công, bản thân mỗi chủ vườn phải có sự am hiểu những tiêu chuẩn, yêu cầu của hữu cơ. Điều này không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà còn phải trải qua quá trình học tập, trang bị thêm những kiến thức khoa học.

Ví dụ, chuyển từ canh tác sử dụng vật tư đầu vào hoàn toàn hóa học sang sử dụng vật tư hữu cơ phải được thực hiện từng bước để cây trồng quen dần với sự thay đổi trong cách tiếp nhận nguồn dinh dưỡng.

Cá ngâm chỉ tưới từ 1 - 2 lần/vụ, không để nước cốt nguyên chất mà phải pha loãng cùng nước với tỷ lệ 1 lít nước cốt pha với khoảng 300 lít nước.

Không xới đất sâu quá 25cm khi bón phân vùi, chỉ xới tạo thoáng bón phân bề mặt và sử dụng thêm chế phẩm vi sinh để đẩy nhanh quá trình phân hủy phân hữu cơ. Bởi lẽ, khi bón vùi phân hữu cơ quá sâu, nếu không làm đúng kỹ thuật rễ cây dễ bị tổn thương. Phân lấp xuống tưới nước hoặc gặp mưa sẽ ngấm vào những đầu rễ đang bị tổn thương dẫn tới hiện tượng cây bị xót, chậm phát triển.

Nhờ canh tác hữu cơ, sinh thái, chất lượng cũng như giá bán bưởi của gia đình ông Én luôn cao. Ảnh: Trung Quân.

Nhờ canh tác hữu cơ, sinh thái, chất lượng cũng như giá bán bưởi của gia đình ông Én luôn cao. Ảnh: Trung Quân.

Việc bón phân bón hữu cơ cho cây bưởi cần kết thúc trước khi thu hoạch quả khoảng 4 tháng, bởi nếu vẫn bón phân tới gần thời điểm thu hoạch quả, cây sẽ vẫn ở trạng thái xanh tốt, quả không chín hoặc chín muộn hơn so với thời vụ, dẫn tới mất giá vì nhỡ "thời điểm vàng" tiêu thụ...

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm và kiến thức khoa học, trung bình mỗi năm vườn bưởi của gia đình ông Én thu được từ 7 - 10 tấn bưởi da xanh, 4 - 5 vạn quả bưởi Diễn và nhiều loại bưởi khác. Nhờ canh tác hữu cơ nên chất lượng bưởi được nâng cao, giá bán luôn cao hơn so với các hộ canh tác thông thường từ 7.000 - 10.000 đồng/quả. Đặc biệt, canh tác theo hướng hữu cơ đã giúp ông Én có nhiều điều kiện thuận lợi để mở cửa vườn phát triển du lịch trải nghiệm. Từ đó, giúp việc tiêu thụ cũng như giá bán bưởi cao và thuận lợi hơn.

Trung Quân

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả 17ha, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

THANH HÓA Bà Sanh mất hơn 30 năm cải tạo vùng đồi cằn thành những vườn cây ăn quả trù phú, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 - 400 quả

Bưởi hữu cơ mỗi cây cho 300 - 400 quả

BÌNH DƯƠNG HTX Tân Mỹ nổi bật trong ứng dụng công nghệ cao trồng bưởi hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chè Hải Hà thơm ngon, đậm vị nhờ trồng theo hướng hữu cơ

Chè Hải Hà thơm ngon, đậm vị nhờ trồng theo hướng hữu cơ

QUẢNG NINH Theo một số đơn vị trồng chè trên địa bàn huyện Hải Hà, nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, chè Hải Hà có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn so với trước đây.

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

Chuyển đổi hữu cơ ở vùng chè được dãy Tam Đảo che chở

THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang chuyển đổi phương thức sản xuất chè sang hữu cơ.

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

Trồng măng tre hữu cơ, vừa dễ, vừa kiếm bộn tiền

BÌNH PHƯỚC Cây măng tre canh tác hữu cơ rất dễ vì gần như chẳng có sâu bệnh hại, không phải dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, chỉ cần chú trọng bón phân hữu cơ.

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

Vườn sầu riêng lãi 15 tỷ đồng mỗi năm của Nông dân Việt Nam xuất sắc

KON TUM Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Bùi Văn Quyển còn chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe gia đình, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Xem Thêm