Chủ nhật, 15/12/2024 | 00:02 GMT +7
Thấy tôi nức nở khen như vậy, ông Bùi Thanh Truyền, cựu Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cũ (sau sáp nhập là xã Vân Sơn mới của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) tự hào bảo rằng: “Gà ri thả đồi quê tôi từ lâu đã có tiếng là “gà chạy vũ trang, lợn đào công sự”. Những nhà sát vườn quýt, vườn cam đều áp dụng cách nuôi gà thả vườn như vậy. Thịt của chúng thực sự rất thơm ngon. Trước bà con còn phải mang ra chợ bán, giờ có đường nên thương lái đến tận nhà để bắt, giá trung bình 120 - 140.000đ/kg”.
Nông nghiệp nghiệp tuần hoàn là khái niệm thời thượng bây giờ nhưng người Mường quê ông đã kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, tận dụng những thứ đầu ra của loại này là đầu vào của loại kia từ lâu rồi. Như ông nông dân triệu phú Bùi Văn Đon ở xóm Xôm với hơn 1ha quýt mỗi năm thu lãi 500 - 700 triệu đồng thì hầu như lúc nào trong vườn cũng có 200 con gà. Đầu năm ông gột gà đến trọng lượng 3 - 400gram thì thả ra vườn cho chúng tự đi kiếm mồi, ngày hai lần cho ăn thêm ngô, trời tối hay mưa chúng tự tìm đường về chuồng.
Nuôi gà trong vườn quýt có lợi ích kép cho cả hai đối tượng. Gà tìm ăn cỏ nên đỡ phải làm cỏ cho cây. Nếu không có chúng mỗi tháng ông phải 3 lần vác máy đi làm cỏ, còn có chúng chỉ cần 1 lần mà thôi. Gà còn bới gốc tìm kiếm sâu bọ giúp cho đất thêm tơi xốp, cây bớt đi sâu bệnh, giảm phun thuốc BVTV. Hơn thế, phân gà, cùng với phân lợn, phân trâu, phân bò là thứ dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng.
Bản thân con gà khi thả trong vườn quýt được vận động thường xuyên, được thoải mái “tắm cát” theo đúng bản tính tự nhiên, được bổ sung thêm các thức ăn từ côn trùng, sâu bọ và cỏ nên thịt ngọt, thơm, ngon, da giòn hơn hẳn, ăn mãi mà không biết chán, biết ngấy. Ngoài phần phục vụ cho gia đình, lúc dư thừa ông Đon còn bán với giá 130 - 150.000đ/kg mà lúc nào cũng có người sẵn sàng mua.
Vườn nhà anh Bùi Văn Tuấn ở xóm Xôm rộng khoảng 1ha, chỗ diện tích cây quýt đã khép tán anh nuôi gà, ngỗng để chúng vừa dọn cỏ vừa cải thiện bữa ăn gia đình, lúc thừa thì bán; còn chỗ vườn nhỏ, cây non vẫn tháng phát 1 - 2 lần nhưng để tận dụng làm phân xanh luôn.
Ngỗng chính là những chiếc máy cắt cỏ của nhà nông bởi thức ăn chính của chúng là cỏ. Ngỗng cũng là những bảo vệ rất mẫn cán cho khu vườn, hễ có bất cứ cái gì bất thường là chúng kêu toáng lên để báo động cho chủ biết. Nhờ có cách kết hợp khéo léo giữa trồng trọt và chăn nuôi đó mà mỗi năm gia đình anh thu lãi được 400 - 500 triệu đồng.
Anh Tuấn kể, dân của xóm Xôm từ hồi có hương ước cấm thuốc diệt cỏ hơn 10 năm về trước đã không chỉ tuân thủ triệt để mà còn ý thức được lợi ích của việc canh tác nông nghiệp hữu cơ. Họ hầu như không dùng thuần phân hóa học như xưa nữa mà tự ủ phân trâu, phân bò, phân lợn với các loại cỏ để bón cây, còn thuốc BVTV thì tự chế bằng cách ngâm rượu tỏi, ớt để phun.
Nhờ đó mà môi trường sinh thái được bảo vệ, sức khỏe của người dân được nâng cao, còn kinh tế thì đi lên thấy rõ, thu nhập từ trăm triệu đồng/năm đã trở thành phổ biến ở đây. Không chỉ xóm Xôm mà nhiều xóm khác của xã Vân Sơn đều thực hiện được như vậy. 10 năm xã không để xảy ra vụ việc hình sự nào. Xe máy vứt ngoài sân, ngoài đường cũng không bao giờ mất, dân ngủ không phải lo cài cửa, tình cảm hàng xóm láng giềng đúng nghĩa “tối lửa, tắt đèn có nhau”.
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.
ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.
LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.
SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.
Là một trong số các địa phương tiên phong xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến nay tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả rõ nét.