Thứ sáu, 03/05/2024 | 03:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 06:30, 21/11/2023

Mãn nhãn vườn rau thủy canh giữa lòng thành phố

TP.HCM Từ bỏ công việc ổn định chuyển qua làm nông dân, anh Lâm Tuấn Ngọc đã trở thành ông chủ vườn rau thủy canh lớn nhất TP Thủ Đức.

“Rau của HTX Tuấn Ngọc đến tay người tiêu dùng đều đạt tiêu chuẩn “5 không”: Không thuốc bảo vệ thực vật (chỉ dùng chế phẩm sinh học tự chế từ gừng, tỏi, ớt giúp cây tránh bị nấm, sâu bệnh); hạt giống không biến đổi gen, xuất xứ rõ ràng; không nhiễm kim loại nặng như chì, arsenic; không nhiễm khuẩn, cụ thể là hai loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột E. coli, Salmonella; không sử dụng phân bón hóa học. Rau sau thu hoạch đẹp và thật sự sạch để bất kỳ ai cũng có thể ăn ngay tại vườn”, anh Ngọc chia sẻ.

Với niềm đam mê nông nghiệp và mong muốn đem đến “bữa ăn sạch”, an toàn cho người tiêu dùng, năm 2017, anh Ngọc đã nghỉ việc ngân hàng, mạnh dạn khởi nghiệp lại từ việc trồng rau thủy canh công nghệ cao.   

Ưu điểm của mô hình thủy canh là rau được trồng trong nhà màng, tránh được côn trùng, sâu hại. Ảnh: Trần Trung.

Ưu điểm của mô hình thủy canh là rau được trồng trong nhà màng, tránh được côn trùng, sâu hại. Ảnh: Trần Trung.

Thăm trang trại rau thủy canh của anh Ngọc tại phường Long Trường (TP Thủ Đức, TP.HCM), chúng tôi như lạc vào thế giới của các loại rau. Bên cạnh các loại rau truyền thống như xà lách, cải xanh, cải ngọt, rau muống... còn có sự xuất hiện của cà chua bi - nông sản đặc hữu xứ lạnh nhưng vẫn phát triển xanh tốt, trĩu quả.

Anh Ngọc cho biết, vào tháng 6/2017, anh đã thành lập tổ hợp tác trồng rau sạch và nâng cấp thành HTX vào năm 2019. HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc chuyên cung cấp các loại rau cải, xà lách, rau dền, mồng tơi, tần ô… theo phương pháp thủy canh công nghệ cao, với phương châm "sạch từ tâm".

Theo anh Ngọc, ưu điểm của mô hình thủy canh là rau được trồng trong nhà màng, tránh được côn trùng, sâu hại. Phía trên trần nhà màng được thiết kế bằng màng nilon, lấy được ánh sáng cho cây, không cần phải cải tạo đất giữa các vụ hoặc ngưng canh tác khi gặp mưa bão... giúp thu hoạch và giá bán ổn định quanh năm.

Trong nhà màng được lắp đặt hệ thống cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm. Khi nhiệt độ tăng quá 35 - 40 độ C, cảm biến sẽ tự bật hệ thống phun sương làm giảm nhiệt độ nhà màng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây rau phát triển. Khi độ ẩm quá cao, hệ thống quạt gió tự động kích hoạt làm mát. Buổi sáng, hệ thống quạt tự kích hoạt để lấy khí trời từ bên ngoài vào giúp cho cây quang hợp tốt hơn. Buổi tối, hệ thống tự động tắt bơm nước.

Vì vậy, rau không bị tác động bởi điều kiện thời tiết bất lợi bên ngoài. Khi nhiệt độ nước tăng lên 28 - 35 độ C, lượng oxy trong nước giảm đi rất nhiều, khi đó hệ thống sẽ bơm oxy vào trong nước, từ đó nước sẽ cung cấp oxy cho rễ giúp cây phát triển tốt nhất.

Anh Ngọc cho biết thêm, so với trồng rau trên đất, mô hình thủy canh cho năng suất cao. Cụ thể, với vườn rộng 1.000m2 trồng bằng đất năng suất chỉ đạt 10kg rau một ngày, nhưng trồng thủy canh có thể đạt 100kg mỗi ngày. Ngoài ra, trồng rau thủy canh không cần diện tích lớn. Chưa kể giá bán rau cũng tăng hơn, nhất là ít bị ảnh hưởng, thiệt hại do rủi ro thiên tai.

 HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc luôn mong muốn đem đến 'bữa ăn sạch', an toàn cho người tiêu dùng. Ảnh: Trần Trung.

 HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc luôn mong muốn đem đến “bữa ăn sạch”, an toàn cho người tiêu dùng. Ảnh: Trần Trung.

Từ 1.000m2 ban đầu, đến nay, diện tích canh tác rau thủy canh của HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc đã tăng gấp 10 lần với 11 loại rau các loại, năng suất bình quân 1 tấn/ngày, doanh thu không dưới 20 triệu đồng. Đặc biệt, rau HTX được đưa trực tiếp vào 4 chuỗi của hàng thực phẩm sạch, siêu thị... Năm 2023, HTX vinh dự là một trong 63 HTX tiêu biểu của Việt Nam được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn.

“Lúc đầu mục tiêu HTX là sản xuất rau chất lượng cao, hướng đến người tiêu dùng có kiến thức, có kinh tế tiêu dùng rau thủy canh và thực phẩm sạch. Sau một thời gian hoạt động, HTX đã cân bằng được chi phí, do đó hướng đến sản xuất cho tầng lớp tiêu dùng bình dân, rộng rãi hơn. Giá rau của HTX từ năm 2018 đến nay không thay đổi, dù chi phí vật tư tăng. Làm được điều này là nhờ công tác quản lý, luôn tìm tòi cái mới, tiết kiệm chi phí vận hành trang trại”, anh Ngọc chia sẻ.

Bà Nguyễn Thanh Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM đánh giá, HTX rau thủy canh Tuấn Ngọc đã áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, HTX còn chú trọng đến quy trình bảo quản, chế biến đảm bảo theo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm.

HTX đã thực hiện nhiều hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, hộ nông dân trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, HTX còn huy động thêm các xã viên từ các tỉnh thành để bổ sung nguồn rau cho thị trường TP.HCM theo hình thức liên kết chuỗi cung ứng.

“HTX rau thủy canh Tuấn Ngọc đã chủ động phối hợp với Hội Nông dân TP Thủ Đức và các quận huyện trong hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ hội viên nông dân trên địa bàn”, bà Xuân thông tin.

Trần Phi - Trần Trung

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

CẦN THƠ Huyện Vĩnh Thạnh đang lựa chọn các doanh nghiệp uy tín về sản xuất phân bón hữu cơ để xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

Trang trại chanh leo hướng hữu cơ xanh mướt giữa cao điểm khô hạn

ĐẮK LẮK Dù đang cao điểm khô hạn ở Tây Nguyên nhưng trang trại trồng chanh leo theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn xanh mướt, trĩu quả.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

Lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ trồng lúa hữu cơ

QUẢNG TRỊ Trồng lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy, có liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân Quảng Trị lãi hơn 36,5 triệu đồng/ha và đem đến nhiều lợi ích.

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Xem Thêm