Thứ bảy, 14/12/2024 | 03:55 GMT +7
Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm xây dựng mô hình tôm - lúa đầu tiên từ năm 2018, ban đầu chỉ 24 hộ tham gia với khoảng 70ha ở U Minh Thượng.
Vùng nguyên liệu này được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ EU (Liên minh Châu Âu) và USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) vào năm 2021. Anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm, cho biết: “Hạn hán, mặn xâm nhập (2016) chưa từng có trong gần 100 năm qua khiến sinh kế nông dân trồng lúa ven biển xuống thấp, nhiều người “đi Bình Dương”, có vẻ như thời cơ” chín muồi” để tôi thuyết phục những nông dân từng làm 2 vụ lúa chuyển hẳn sang mô hình tôm - lúa. Thực ra, lúc đầu, dù chính quyền, công ty (bên mua) giải thích cách làm, hứa hỗ trợ giống, cử chuyên gia về tập huấn kỹ thuật… nông dân vẫn không tin”.
Hai năm nay, giá phân hóa học tăng cao, mô hình này không chịu áp lực tăng giá vật tư nên “thuyết khách” Huỳnh Chí Phương càng có lý khi nói về sự cần thiết phải thay đổi. Nhưng mọi thứ vẫn chưa thật chắc chắn khi gạo được khen ngon, sạch nhưng giá bán chưa có nhiều khác biệt so với các mô hình canh tác lúa 2 - 3 vụ/năm.
Hiện nay, cả lúa ST24, ST25 và giống lúa tím than hữu cơ đều bán được 8.000 đồng/kg trở lên trong khi các giống khác chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. Công ty mua lúa cao hơn giá thị trường 1.500 đồng/kg, nhưng nếu chỉ dựa vào sự thay đổi nho nhỏ từ giá lúa sẽ khó kích hoạt mô hình.
Nhờ gắn bó với U Minh Thượng từ năm 2008, Phương đưa ra phương án nuôi trồng theo sự thay đổi tự nhiên. Khi mặn xâm nhập, từ tháng giêng đến tháng 8, bà con có thể dẫn nước mặn vào ruộng để nuôi tôm thẻ, tôm sú. Vào mùa mưa, nông dân trữ nước mưa rửa mặn, trồng lúa xen canh với nuôi tôm càng xanh. Dưỡng chất từ nuôi tôm là nguồn thức ăn tự nhiên cho lúa. Sau mỗi vụ tôm, chất mùn bã hữu cơ, vi sinh vật và thức ăn dư thừa của con tôm là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây lúa. Ngược lại, sau vụ lúa, đất được cải tạo, môi trường thuận lợi nên tôm nuôi mau lớn, ít gặp rủi ro và dịch bệnh.
Anh Phương khẳng định: “Không xài thuốc bảo vệ thực vật, không cần phân hóa học nên cơm gạo tím, gạo ST24, ST25 nhai có vị ngọt, thơm ngon, cứ nhai chậm và thưởng thức”.
Quá trình sản xuất lúa được thực hiện theo tiêu chuẩn hữu cơ có sự giám sát chặt chẽ của công ty Lúa Tôm , vừa tạo nguồn cung sản phẩm ngon, lành vừa giảm chi phí trung gian nên giá thành thấp hơn 30 - 40% so với giá thị trường mà thu nhập của nông dân lại tăng lên. Giá gạo ổn định, người sản xuất và khách hàng cùng hưởng lợi.
Năng suất tôm từ 150 - 200 kg/ha tùy mật độ con giống thả nuôi; lúa hữu cơ khoảng 4,5 tấn/ha; lợi nhuận từ tôm 60 - 65 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận lúa khoảng 35 - 40 triệu đồng/ha. Tổng cộng trên 100 triệu đồng/ha/ năm. Hiện nay, chính quyền địa phương hỗ trợ thành điểm đến an lành, gợi mở làm điểm nhấn thu hút tour du lịch sinh thái bền vững, tạo thêm nguồn thu nhập cho những lao động nhàn rỗi.
Giống là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn hóa mô hình. Giống ST24, ST25 có ưu điểm nổi bật: Chịu mặn, năng suất cao, thích hợp vùng ven biển; kháng bệnh tốt, thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày. Hạt gạo dẻo, mềm, ngon cơm; gạo tím than có hương vị đặc trưng mà các vùng canh tác thông thường không có được. Hàm lượng đạm, canxi, các vitamin nhóm B, vitamin E, chất Anthocyanin, khi ủ giàu chất Gaba… rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện nay, vùng tôm - lúa do Công ty TNHH Nông nghiệp hữu cơ Lúa Tôm xây dựng đã tăng lên hơn 540ha với 98 hộ nông dân liên kết ở Giang Thành, An Biên và U Minh Thượng. “Nông sản vùng mặn thường cho chất lượng rất ngon nhờ có đủ khoáng vi lượng, nhưng để nhân rộng mô hình này, chính quyền địa phương phải quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, vùng đệm sản xuất an toàn, phải khắc phục tình trạng lốm đốm da beo, thì vùng nguyên liệu tôm - lúa hữu cơ mới có thể “nở nồi”, việc chuẩn hóa mới thuận lợi”, anh Huỳnh Chí Phương nói.
Tiêu chuẩn IFS FOOD sắp có phiên bản 8
The International Featured Standards (IFS) bao gồm tám tiêu chuẩn thực phẩm và phi thực phẩm khác nhau, bao gồm các quá trình dọc theo chuỗi cung ứng. Hiện nay, IFS bắt đầu hướng tới IFS Food phiên bản 8. Sau khi tham vấn Hội đồng IFS và ITC, Hội đồng IFS đã quyết định sửa đổi Tiêu chuẩn Thực phẩm IFS. Việc sửa đổi trở nên cần thiết để phù hợp với Codex Alimentarius mới và ISO 22003-2 sắp tới. Việc tham khảo ý kiến các bên liên quan về bản dự thảo cho phiên bản 8 sẽ diễn ra vào tháng 4.
Phước Hoà (Nguồn BSAS)
Các nhân tố định hình xu hướng mua sắm năm 2022
Được dự báo sẽ thay đổi tiêu dùng trực tuyến rộng rãi hơn, xu hướng “#TikTokMadeMeBuyIt” với hàng tỷ lượt xem, đang hướng nhóm mua đến ứng dụng này để quảng bá, khám phá và dùng thử các sản phẩm mới nhất.
Theo Media in Canada, chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội là lĩnh vực tăng trưởng chính vào năm 2022. Các chuyên gia truyền thông đang kỳ vọng đầu tư vào TikTok, đặc biệt là khi Shopify công bố tích hợp với ứng dụng này vào mùa hè năm 2021.
Phương Anh (Nguồn BSAS)
Trung Quốc tăng cường chiến dịch đối phó thực phẩm sắp hết hạn
Theo một báo cáo của IiMedia Research Consulting tuần trước, ngành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn sử dụng (sắp hết date) của Trung Quốc dự kiến tăng quy mô thị trường từ 31,8 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD) trong năm 2021 lên 40,1 tỷ nhân dân tệ (hơn 6,3 tỷ USD) đến năm 2025, tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm. Những thực phẩm sắp hết hạn - nhưng có thể sử dụng trong ngắn hạn - được bán với giá chiết khấu cao. Chiến dịch thu hút sự quan tâm lớn của người dân, đặc biệt là giới trẻ khi họ ngày càng thích mua thực phẩm sắp hết hạn bởi phù hợp với túi tiền và tránh lãng phí.
Phương Anh (Nguồn BSAS)
Dấy lên lo ngại về nguồn cung lương thực
Các nhà nhập khẩu ngũ cốc toàn cầu đang tranh giành nguồn cung sau khi Nga tiến công quân sự tại Ukraine, làm gián đoạn các chuyến hàng ngũ cốc từ cả hai quốc gia, vốn chiếm khoảng 25% lúa mì và 16% lượng ngô xuất khẩu của thế giới.
Giá lúa mì và ngô tăng đột biến đã thúc đẩy người mua tìm kiếm các lựa chọn thay thế, kể cả ở Trung Quốc, thị trường thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới cho đến nay. Các nhà nhập khẩu đang đàm phán để mua thêm gạo tấm - gạo kém chất lượng, gãy vụn trong quá trình xay xát - để làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm.
Phương Anh (Nguồn BSAS)
Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.
HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
ĐẮK NÔNG Từ nhiều năm nay, vườn tiêu của ông Hùng luôn đạt chuẩn hữu cơ do Tổ chức Control Union Hà Lan tại Việt Nam thẩm định, được thu mua giá cao hơn thị trường 25%.
HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Làm sao để đồ xôi thơm ngon, dẻo, hạt xôi căng bóng như ngoài hàng? Bạn nhất định phải 'bỏ túi' một số bí quyết dưới đây!
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.