Thứ sáu, 20/12/2024 | 13:24 GMT +7
Ngày 28/9, tại TP.HCM, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã chủ trì, tổ chức thành công Diễn đàn 'Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến".
Diễn đàn "Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến" là một trong các hoạt động nhằm đánh giá 3 năm triển khai Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ và triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.
Diễn đàn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các hiệp hội, các chuyên gia trong nước và quốc tế, đặc biệt có sự tham gia rất tích cực của các tập đoàn, các công ty và những người sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Diễn đàn mong muốn lan tỏa trách nhiệm xã hội trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và xây dựng lòng tin để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Các tham luận tại diễn đàn đã tập trung vào các chủ đề chính: (1) Thực trạng sản xuất, chế biến, chứng nhận nông sản hữu cơ tại Việt Nam; (2) Xu hướng kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm hữu cơ, kết nối giao thương cung cầu trong nước và thế giới. Ngoài ra, diễn đàn nhận được nhiều ý kiến từ các nhà quản lý, các hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp, HTX, người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Lễ ký kết hợp tác (MoU) giữa các tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ là kết quả cũng như hoạt động thiết thực từ việc kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến.
Để có được một nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển bền vững, cần có sự chung tay của toàn xã hội từ việc xây dựng niềm tin, kết nối thị trường trong nước và quốc tế, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, đây là những thông điệp mà những người tham gia diễn đàn hướng tới.
Diễn đàn đã ghi nhận các ý kiến đóng góp từ các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp; tổng hợp các ý kiến góp ý về kết quả triển khai Nghị định 109 và Đề án 885, trên cơ sở đó rà soát, nghiên cứu tham mưu xây dựng bổ sung các chủ trương, chính sách trong từng giai đoạn với mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể để báo cáo Chính phủ. Trong giai đoạn tới, tập trung vào các nhiệm vụ sau:
(1) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động để người sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận được các quy định tại Nghị định 109 và các văn bản hướng dẫn.
(2) Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng nghiên cứu bổ sung các cơ chế đặc thù, ưu tiên các ngành hàng chủ lực và có lợi thế của địa phương, bổ sung cơ chế hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ từ việc phát triển đặc sản bản địa, sản phẩm khai thác từ tự nhiên, sản phẩm OCOP. Nghiên cứu, tham khảo các chính sách, kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ của các nước có điều kiện tương đồng để tham mưu hoạch định, triển khai các chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam.
(3) Đẩy nhanh việc hỗ trợ địa phương xác định các vùng đảm bảo điều kiện sản xuất hữu cơ, ưu tiên theo hướng phát triển tập trung, quy mô hàng hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
(4) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn hữu cơ đã ban hành. Đồng thời, xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hành sản xuất hữu cơ cho từng lại cây trồng, vật nuôi cụ thể nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn gắn với truy xuất nguồn gốc, minh bạch quá trình sản xuất.
(5) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, người sản xuất về phát triển nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm, nâng cao năng lực các tổ chức chứng nhận Việt Nam để từng bước được thừa nhận.
(6) Ưu tiên hơn nữa việc xây dựng, triển khai các đề tài khoa học và giới thiệu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho địa phương các công nghệ tiên tiến để phục vụ sản xuất hữu cơ.
(7) Tăng cường kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp và của các chương trình, dự án quốc tế để phát triển nông nghiệp hữu cơ; thúc đẩy ký kết các thỏa thuận song phương nhằm thừa nhận lẫn nhau về kết quả chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hữu cơ Việt Nam sang thị trường quốc tế.
(8) Thúc đẩy xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Tích cực chia sẻ thông tin thị trường, tạo không gian và điều kiện để các doanh nghiệp, HTX có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và liên kết, hợp tác, đầu tư phát triển sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Diễn đàn đã thu được rất nhiều ý kiến, thông tin quan trọng cho thấy kết quả thành công của Ban tổ chức. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, xem xét, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hơn nữa sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới, tạo động lực thúc đẩy, thu hút sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của khối tư nhân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Báo Nông nghiệp Việt Nam xin giới thiệu tới quý độc giả Kỷ yếu diễn đàn gồm tập hợp những bài viết từ góc độ người sản xuất, doanh nghiệp, tập đoàn; đến các tham luận, bài viết của các học giả trong và ngoài nước, của các hiệp hội, các nhà quản lý, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.
Để tải tài liệu, xin mời quý vị scan mã QR dưới đây:
HÀ NỘI Người mê nhảy dù ở Hà Nội không lạ gì đồi Bù của xã Nam Phương Tiến bởi thỏa thích ngắm màu vàng của những vườn bưởi chín xen màu xanh của những vườn rau…
NGHỆ AN Biết cách đánh thức tiềm năng của đất thông qua mô hình nông nghiệp hữu cơ, anh Nguyễn Văn Thành đã tạo nên khác biệt lớn tại khắp các vùng rau màu của Nghệ An.
TIỀN GIANG Ruồi lính đen là giải pháp thiết thực cho cả ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, đặc biệt là xu hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ ngày càng cao.
TIỀN GIANG Do đang vận hành thử nghiệm nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 60% công suất, thu hồi từ 30 - 50% (30 tấn) nguyên liệu thô mỗi ngày.
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.
ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
THÁI NGUYÊN Nằm trên dải đồi phía đông bao quanh hồ Núi Cốc, nông trại trà trung du Thu Luân có vị trí và điều kiện canh tác thuận lợi để chuyển đổi sản xuất hữu cơ.
LÀO CAI Trồng hoa cúc chi làm dược liệu không chỉ giúp bà con vùng cao tăng vụ mà còn cải tạo đất, thuận lợi cho sản xuất lúa hữu cơ ở các vụ sau đó.
SƠN LA Trồng theo hướng hữu cơ, quả táo đại của HTX Hưng Thịnh có quả to, vỏ mỏng với sắc xanh mát mắt, phần thịt dày, trắng giòn, vị ngọt đậm đà, hương thơm dịu nhẹ.