Thứ năm, 19/09/2024 | 20:04 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 19:36, 07/07/2024

Không mở rộng diện tích quế, tập trung sản xuất hữu cơ

YÊN BÁI Thay vì mở rộng diện tích ồ ạt, huyện Văn Yên vận động người dân trồng quế thành vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất quế hữu cơ để nâng cao giá trị.
Khoảng chục năm qua, diện tích quế ở huyện Văn Yên tăng mạnh. Ảnh: Thanh Tiến.

Khoảng chục năm qua, diện tích quế ở huyện Văn Yên tăng mạnh. Ảnh: Thanh Tiến.

Hệ lụy từ phát triển ồ ạt

Một giai đoạn dài, vựa quế Văn Yên (Yên Bái) chỉ chú trọng phát triển mở rộng diện tích, “nhà nhà trồng quế, người người trồng quế”. Cây quế được trồng ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều địa phương. Mặt tích cực có thế thấy rõ là diện tích quế tăng mạnh, từ 30.000ha tăng lên hơn 50.000ha chỉ trong 5 năm. Bên cạnh đó, hàng trăm cơ sở, hộ dân làm vườn ươm quế giống mọc lên như nấm sau mưa, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Tuy nhiên, việc phát triển nóng cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy, nhiều diện tích đất trồng cây nguyên liệu khác như chè, cọ, keo, bồ đề, sắn... được chuyển đổi sang trồng quế. Thậm chí nhiều diện tích rừng tự nhiên bị người dân xâm lấn trái phép để trồng quế. Các vườn ươm mọc lên kéo theo đó là nhu cầu về hạt giống tăng cao, người dân thu hái hạt giống bừa bãi, thiếu sự kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng dẫn đến chất lượng cây giống không đảm bảo.

Các vườn ươm quế giống mọc lên như nấm sau mưa, gây ra khủng hoảng thừa và khó khăn cho công tác quản lý chất lượng cây giống. Ảnh: Thanh Tiến.

Các vườn ươm quế giống mọc lên như nấm sau mưa, gây ra khủng hoảng thừa và khó khăn cho công tác quản lý chất lượng cây giống. Ảnh: Thanh Tiến.

Trồng nhiều nên người dân phụ thuộc vào việc sử dụng các biện pháp canh tác không bền vững, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Đặc biệt, việc sử dụng tràn lan thuốc trừ cỏ đã làm hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm đất, nguồn nước, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dân. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn bởi các doanh nghiệp lớn cần sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao để chế biến xuất khẩu, trong khi chất lượng sản phẩm bà con sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu. Qua kiểm nghiệm, các sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất khó bán, tiêu thụ nội địa thì giá thấp...

Khoảng 3 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột giữa các nước nên các thị trường nhập khẩu quế bị ảnh hưởng, ngành quế có phần chững lại, giá trị các sản phẩm từ quế giảm đáng kể, có thời điểm giảm khoảng 30% giá bán quế vỏ và tinh dầu quế.

Trước thực trạng này, huyện Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung đã có định hướng cụ thế để phát triển vùng nguyên liệu, giữ thương hiệu cho vùng quế lớn nhất nước.

Ông Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết, huyện định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu quế duy trì ổn định diện tích khoảng 60.000ha, không tiếp tục mở rộng thêm diện tích mà tập trung vào các vùng trọng điểm khoảng 35.000ha để sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, đạt các chứng nhận hữu cơ quốc tế để phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa tất cả các sản phẩm từ quế theo hướng bền vững, tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, sản phẩm hữu cơ nhằm cố gắng thâm nhập vào các thị trường khó tính, các nước phát triển.

Huyện Văn Yên định hướng người dân phát triển quế theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các loại thị trường khó tính. Ảnh: Thanh Tiến.

Huyện Văn Yên định hướng người dân phát triển quế theo hướng bền vững, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các loại thị trường khó tính. Ảnh: Thanh Tiến.

Song song đó, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư trong và nước ngoài đến xây dựng nhà máy tại huyện Văn Yên để tham gia chế biến sâu các sản phẩm từ quế.

Ngoài ra, chú trọng việc bảo tồn sản phẩm quế gắn với việc gìn giữ các nét văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm tại các địa phương trồng quế lâu đời.

Thời gian tới, huyện sẽ tập trung quy hoạch các cơ sở chế biến quế vỏ, chế biến tinh dầu và các sản phẩm quế. Trong đó, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến giúp tăng năng suất và giá trị các sản phẩm từ quế.

Nở rộ phong trào trồng quế hữu

Sản xuất quế hữu cơ quan trọng nhất cần sự thay đổi nhận thức của người dân. Bởi các phương thức canh tác truyền thống đã được đại bộ phận người dân Văn Yên áp dụng nhiều năm qua, từ khâu chọn giống, bón phân, chăm sóc, làm cỏ đến thu hoạch sản phẩm. Phương pháp canh tác truyền thống có ưu điểm duy nhất là giảm công lao động, còn lại là những tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người và thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Văn Yên cho biết: Những năm trở lại đây, ngành nông nghiệp huyện đã tích cực vận động, hỗ trợ người dân trồng quế theo vùng tập trung và sản xuất theo hướng hữu cơ. Đơn vị đã phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị như: Công ty NEDSPICE Bình Dương, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà, Công ty Olam Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam), Trung tâm Khuyến nông tỉnh… tổ chức tập huấn cho hàng nghìn lượt nông dân kỹ thuật sản xuất quế bền vững theo hướng hữu cơ để tạo vùng nguyên liệu chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Người dân áp dụng các biện pháp canh tác thủ công, không dùng chất hóa học trong sản xuất quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Người dân áp dụng các biện pháp canh tác thủ công, không dùng chất hóa học trong sản xuất quế. Ảnh: Thanh Tiến.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở phối hợp với chính quyền các xã đã thực hiện tuyên truyền, vận động, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất quế cho bà con từ khâu chọn rừng giống, ươm cây, trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Vận động người dân sản xuất quế theo hướng hữu cơ, bền vững.

Đến nay, huyện Văn Yên đã quy hoạch vùng trồng quế tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ với diện tích trên 35.000ha. Diện tích quế được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ đạt hơn 11.000ha. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã xây dựng 4 chuỗi giá trị quế, trong chuỗi có sự tham gia của doanh nghiệp làm cầu nối giữa HTX và thị trường xuất khẩu. Huyện cũng đẩy mạnh hình thành các tổ hợp tác, HTX để thúc đẩy liên kết các hộ nông dân, tạo vùng nguyên liệu tập trung với sự liên kết của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tỵ ở xã An Thịnh (huyện Văn Yên) có gần 5ha đất đồi rừng, toàn bộ diện tích được trồng quế. Trước đây, gia đình ông Tỵ và các hộ dân trong xã thường trồng và chăm sóc quế theo phương thức truyền thống, lựa chọn hạt giống và tự gieo ươm cây non để mở rộng diện tích. Đất đai ở đây màu mỡ, phù hợp với cây quế nên khi trồng người dân thường bón lót bằng phân hóa học. Trong quá trình chăm sóc, làm cỏ chủ yếu sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công lao động.

Cách làm này vừa độc hại cho người dân trồng quế, hủy hoại môi trường sinh thái và tiêu thụ khó khăn, bị tư thương ép giá do doanh nghiệp không thể thu mua để xuất khẩu tới các thị trường cao cấp.

Nhờ sản xuất hữu cơ, giá trị sản phẩm quế tăng từ 5 - 10%. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhờ sản xuất hữu cơ, giá trị sản phẩm quế tăng từ 5 - 10%. Ảnh: Thanh Tiến.

Năm 2017, gia đình ông Tỵ cùng một số hộ dân trong thôn được cán bộ khuyến nông và cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng quế hữu cơ. Thay vì sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, khi áp dụng canh tác hữu cơ người dân được hỗ trợ, hướng dẫn lựa chọn nguồn cây giống có nguồn gen đảm bảo chất lượng. Quá trình canh tác chủ yếu thuận theo tự nhiên, bón phân hữu cơ hoặc để cây quế tự phát triển, người dân chỉ xử lí cỏ dại bằng phương pháp thủ công hoặc máy phát.

Theo ông Tỵ, cách làm này tốn công lao động hơn nhưng giảm được các chi phí mua phân bón, thuốc trừ cỏ, sản phẩm được các công ty bao tiêu với giá cao hơn từ 5 - 10% so với các hộ không có chứng nhận hữu cơ.

Không riêng gia đình ông Tỵ, hiện nay phong trào sản xuất quế hữu cơ đang lan rộng trong địa phương bởi mang lại đa lợi ích. Sự thay đổi về phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo hướng hữu cơ không chỉ giúp tăng năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm từ quế mà còn giúp địa phương giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước tự nhiên, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Thanh Tiến

Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn, nhưng còn lắm chông gai

Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn, nhưng còn lắm chông gai

QUẢNG NINH Hiện nay, nông sản 'xanh', sản xuất theo hướng hữu cơ đang được nhiều người đón nhận. Thế nhưng việc mở rộng sản xuất vẫn là bài toán còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển gia vị hữu cơ để tham gia thị trường tỷ đô

Phát triển gia vị hữu cơ để tham gia thị trường tỷ đô

Thị trường gia vị hữu cơ thế giới có quy mô lớn. Đây là cơ hội cho ngành gia vị Việt Nam phát triển các loại gia vị hữu cơ xuất khẩu.

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Dưa lưới hữu cơ ngọt mát trên vùng đất nóng Tây Ninh

Áp dụng nông nghiệp tuần hoàn, chị Hạnh đã tận dụng nguồn phân hữu cơ chất lượng từ trang trại gà để trồng dưa lưới với chất lượng sản phẩm tuyệt hảo.

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt

KHÁNH HÒA Hợp tác xã Nấm Nha Trang kiên định trồng nấm theo hướng hữu cơ nên sản phẩm chất lượng, ngon, ngọt rất đặc trưng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

Vườn cà phê 30 năm tuổi vẫn sung sức nhờ canh tác theo hướng hữu cơ

GIA LAI Nhờ trồng theo hướng hữu cơ, vườn cà phê của gia đình ông Huỳnh Thông đã gần 30 năm nhưng vẫn rất sung sức, năng suất cao và ổn định, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm.

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

Sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt trước

TÂY NINH Với sự kiên trì đến cùng, ông Huỳnh Quới đã thành công canh tác sầu riêng hữu cơ trên vùng đất khó, khách muốn ăn phải đặt hàng trước.

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Canh tác lúa ‘thuận thiên’ có thể giảm phát thải gần 11 triệu tấn CO2/năm

Nếu thực hiện đồng loạt, tối ưu các biện pháp canh tác lúa 'thuận thiên' theo hướng hữu cơ ở ĐBSCL, có thể giảm phát thải được gần 11 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ

Vĩnh Phúc Theo chị Nguyễn Thị Thanh, sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ không có gì quá phức tạp, yếu tố then chốt để thành công là sự kiên trì và nghiêm túc.

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Giữ thương hiệu cho mật ong U Minh Hạ

Cà Mau Mật ong U Minh Hạ là sản phẩm mật ong nguyên chất, hoàn toàn tự nhiên, đã khẳng định được chất lượng trên thị trường.

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Trồng lúa hữu cơ để trả món nợ môi trường

Kiên Giang Chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ ngoài tăng thêm giá trị về kinh tế nông dân còn trả món nợ về môi trường sau quá trình dài sử dụng phân, thuốc hóa học.

Xem Thêm