Thứ ba, 17/06/2025 | 05:13 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 10:27, 29/06/2022

Khánh Hòa phát huy lợi thế phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đặc thù

Tỉnh Khánh Hòa sẽ tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm phục vụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tỉnh Khánh Hòa nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ như bờ biển dài, nhiều đầm, vịnh cũng như khí hậu, chất đất phù hợp để hình thành và phát triển cây trồng đặc hữu, đặc trưng.

Khánh Hòa sẽ phát triển vùng cây ăn trái hữu cơ. Ảnh: Kim Sơ.

Khánh Hòa sẽ phát triển vùng cây ăn trái hữu cơ. Ảnh: Kim Sơ.

Cùng với thế mạnh của tỉnh, hiện ngành du lịch cũng phát triển mạnh, hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan địa phương. Do đó, nhu cầu về nông sản chất lượng để phục vụ cho du khách rất lớn.

Thế nhưng theo ông Trần Thiện Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh Khánh Hòa, hiện số lượng nông sản tại địa phương cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn vẫn còn hạn chế về số lượng và chủng loại. Vì vậy việc định hướng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ phục vụ khách du lịch và đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh, cũng như một số tỉnh lân cận và hướng tới xuất khẩu là rất cần thiết.

Bưởi cũng là cây trồng được tỉnh Khánh Hòa hướng tới phát triển sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Bưởi cũng là cây trồng được tỉnh Khánh Hòa hướng tới phát triển sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Chính vì vậy, theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, trong kế hoạch triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh phấn đấu diện tích sản xuất lúa hữu cơ với diện tích khoảng 500 ha vào năm 2025 và khoảng 1.000 ha đến năm 2030; vùng rau đậu hữu cơ có diện tích khoảng 50 ha vào năm 2025 và khoảng 100 ha đến năm 2030; vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ đạt 500 ha vào năm 2025 và tăng 1.000 ha đến năm 2030.

Tỉnh Khánh Hoà sẽ xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các sản phẩm như mật ong, yến, thịt gia súc gia cầm... Trong đó vùng chăn nuôi bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ. Vùng chăn nuôi lợn hữu cơ với đàn lợn đạt khoảng 600 con năm 2025 và khoảng 1.200 con vào năm 2030; gia cầm đạt khoảng 15.000 con đến năm 2025 và khoảng 30.000 con vào năm 2030; đàn bò đến năm 2025 đạt khoảng 500 con và đến năm 2030 đạt khoảng 1.000 con.

Đối với vùng nuôi yến hữu cơ cho sản phẩm yến hữu cơ khoảng 1.500 kg đến năm 2025 và 3.000 kg vào năm 2030.

Tỉnh phấn đấu diện tích sản xuất lúa hữu cơ với diện tích khoảng 500 ha vào năm 2025. Ảnh: Kim Sơ.

Tỉnh phấn đấu diện tích sản xuất lúa hữu cơ với diện tích khoảng 500 ha vào năm 2025. Ảnh: Kim Sơ.

Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ sẽ xây dựng các vùng nuôi trồng thủy với đối tượng như tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, ốc hương, cá biển và các loài thủy sản bản địa khác. Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cũng theo ông Hùng, để phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Khánh Hòa sẽ ưu tiên các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ. Đồng thời ưu tiên lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Từ đó, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng, có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.

“Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo hướng hữu cơ. Phía Chi cục đã góp ý dự thảo kế hoạch triển khai xây dựng mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025 trình Sở NN-PTNT dự kiến triển khai trong năm 2023. Khi đó, Chi cục sẽ lồng ghép nội dung sản xuất nông nghiệp hữu cơ vào các nội dung tập huấn, tuyên truyền đến người nông dân”, ông Hùng chia sẻ.

Tỉnh sẽ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh sẽ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Ảnh: Minh Hậu.

Theo Chi cục Trồng trọt – BVTV Khánh Hòa, kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 sẽ triển khai 150 lớp tập huấn về sản xuất hữu cơ cho nông dân các vùng trồng lúa, sầu riêng, xoài và bưởi.

Trong đó, năm 2023 Chi cục sẽ triển khai xây dựng 2 mô hình lúa hữu cơ tại Diên Khánh và TX Ninh Hòa; 1 mô hình bưởi hữu cơ tại Khánh Vĩnh. Năm 2024, Chi cục triển khai 1 mô xoài hữu cơ tại Cam Lâm; 1 mô hình sầu riêng hữu cơ tại Khánh Sơn và duy trì mô hình lúa hữu cơ, bưởi hữu cơ đã triển khai năm 2023. Năm 2025, Chi cục tiếp tục duy trì các mô hình hữu cơ đã triển khai trong năm 2024, cùng với đó hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận hữu cơ, đăng ký nhãn hiệu, cấp mã số, mã vạch, in bao bì, nhãn mác sản phẩm.

Ông Trần Thiện Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh Khánh Hòa: "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, vì vậy Khánh Hòa cần phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Để đạt được kết quả mong muốn tỉnh cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ. Hiện tỉnh Khánh Hòa có diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm khoảng 100.000 ha, trong đó lúa hơn 45.218 ha, ngô 5.180 ha, cây lấy củ có chất bột hơn 3.307 ha, mía 10.396,5 ha, rau đậu các loại 5.025,2 ha. Diện tích sản xuất cây lâu năm hơn 23.118 ha, cụ thể xoài hơn 8.066 ha, sầu riêng 2.043 ha, bưởi 1.478 ha. Sản phẩm nông nghiệp Khánh Hòa có một số cây trồng có giá trị chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước và thế giới công nhận: sầu riêng Khánh Sơn, xoài R2E2 Cam Lâm, bưởi da xanh Khánh Vĩnh, tỏi Ninh Hòa, đây là những thuận lợi để triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh".

Kim Sơ - Minh Hậu

Hành trình ‘nuôi đất', giữ cỏ ở trang trại thấm nhuần triết lý thuận tự nhiên

Hành trình ‘nuôi đất', giữ cỏ ở trang trại thấm nhuần triết lý thuận tự nhiên

HÀ NỘI Giữa vùng đất ven đô Sóc Sơn, Dako Farm vươn lên từ đồi hoang khô cằn, trở thành mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu theo triết lý thuận tự nhiên.

Trồng rau má thủy canh, thu nhập 50 triệu đồng mỗi tháng

Trồng rau má thủy canh, thu nhập 50 triệu đồng mỗi tháng

QUẢNG NINH Rau má thủy canh gần như sạch tuyệt đối, lại tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ lan tỏa ở Tiên Phước

Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ lan tỏa ở Tiên Phước

QUẢNG NAM Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, khép kín theo hướng tuần hoàn đang mang lại giá trị cao và bền vững cho nông sản Tiên Phước.

Canh tác hữu cơ, sầu riêng hết lo tồn dư kim loại nặng

Canh tác hữu cơ, sầu riêng hết lo tồn dư kim loại nặng

ĐẮK LẮK Canh tác theo hướng hữu cơ là giải pháp giúp sầu riêng bớt mối lo tồn dư kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi.

HTX Xuân Định tạo dấu ấn trên bản đồ trái cây Việt

HTX Xuân Định tạo dấu ấn trên bản đồ trái cây Việt

ĐỒNG NAI Không chỉ tiên phong triển khai mô hình cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết khép kín, HTX Xuân Định còn góp phần khẳng định thương hiệu sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.

Người 'trung thực với đất và kể chuyện về những luống rau'

Người 'trung thực với đất và kể chuyện về những luống rau'

LÀO CAI Anh Gió bảo chỉ cần kiên trì và trung thực với đất thì sẽ tìm được thị trường. Anh còn tìm ra cách 'kể chuyện' về những luống rau của mình với khách tham quan.

Đơn vị duy nhất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ở Đắk Nông

Đơn vị duy nhất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ở Đắk Nông

Tính đến thời điểm này, DNo farm vẫn là đơn vị đầu tiên và duy nhất sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại Đắk Nông.

Xem Thêm