Chủ nhật, 13/04/2025 | 20:09 GMT +7
Lạp xưởng là sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt heo, mỡ heo và các loại gia vị khác. Món ăn này không chỉ mang lại sự phong phú trong bữa ăn mà còn là cách dự trữ tiện lợi cho gia đình, đặc biệt là các dịp Lễ Tết.
Lạp xưởng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, từ chiên, nướng, hấp cho đến xào. Bạn cũng có thể ăn kèm với cơm, xôi, bánh mì hoặc xào chung với các loại thực phẩm khác. Lạp xưởng cũng thường được sử dụng trong các dịp lễ Tết, làm quà biếu hoặc làm nguyên liệu cho các món ăn truyền thống khác. Vậy, cách làm lạp xưởng thơm ngon tròn vị cho dịp Tết như thế nào?
Trước tiên, bạn chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để làm món ăn này như hướng dẫn sau:
Bước 1: Rửa sạch lòng non bằng giấm và muối, chú ý bóc hết lớp mỡ và màng mỏng bên ngoài lòng ra.
Bước 2: Dùng thìa cạo mặt ngoài của lòng, dồn hết các chất nhầy trong lòng ra ngoài, rửa thật sạch.
Bước 3: Mỡ heo rửa sạch, cắt hạt lựu. Sau đó trộn với 5g đường và cho vào lò sấy ở nhiệt độ 60 độ cho mỡ trong lại.
Bước 4: Lau sạch thịt heo bằng giấy làm bếp, dùng dao thái nhỏ hoặc dùng máy xay nhỏ thịt.
Bước 5: Trộn đều các gia vị gồm rượu, 10g đường, ngũ vị hương, bột gừng, bột tỏi, bột điều, gia vị. Trộn xong thì cho thịt vào trộn cho đều. Mỡ sấy để nguội và cho vào trộn cùng luôn.
Bước 6: Nhồi hỗn hợp thịt đã trộn vào lòng non, buộc lại chia thành từng đoạn sao cho vừa ăn, dùng tăm nhọn xăm vào lạp xưởng cho dễ thoát khí.
Bước 7: Cho vào bát 30ml rượu trắng, cho lạp xưởng đã nhồi vào lăn qua lăn lại. Cách làm này giúp bảo quản món ăn được lâu hơn, ngăn côn trùng bám vào khi phơi ngoài trời.
Bước 8: Phơi lạp xưởng dưới nắng to, phơi khoảng 3 đến 4 nắng cho khô lại rồi bảo quản cẩn thận để ăn dần.
Sau khi thực hiện xong, bạn có thể chế biến món ngon này bằng nhiều cách như chiên, hấp hoặc kết hợp với nhiều thực phẩm khác.
Khi làm tại nhà, bạn có thể kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo đồ ăn được ngon, đẹp mắt và an toàn, bạn cần lưu ý như sau:
Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng lồ, kích thước 1,9mx1,9m, dày 0,8m, trọng lượng lên đến 1,6 tấn.
Trước đây, khách đến Supe Lâm Thao làm việc, đến bữa thường được mời ra nhà hàng Hương Thủy ở thị trấn, nhưng mấy năm gần đây thì được mời ăn ngay tại công ty.
Không chỉ gây tò mò bởi hình dáng giống hệt đôi dép crocs, món bánh dép crocs này đang trở thành cơn sốt, thu hút khách tìm đến trải nghiệm.
Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh là gì? Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố.
Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc dùng dao để cắt bánh chưng?
Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với nghề làm gốm, được cho là tạo hình tinh hoa từ đất, mà còn là cái nôi của một thú ẩm thực khác lạ xứ kinh kỳ.
Bạn đã biết cách gói bánh chưng vuông không cần dùng khuôn chưa? Dưới đây là hướng dẫn gói bánh chưng vuông đẹp cho ngày Tết truyền thống, bạn có thể tham khảo nhé!
Hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt óc chó... vừa thích hợp để ăn vặt ngày Tết, vừa chứa nhiều chất béo tốt, chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Món tiết canh của Việt Nam đứng thứ 55 trong bảng xếp hạng 100 món tệ nhất thế giới năm 2025 do Taste Atlas công bố.