Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:19 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 17:46, 14/06/2024

Hợp tác xã giữ vai trò nòng cốt trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

THÁI NGUYÊN Tại các địa phương chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư, HTX đã thể hiện vai trò liên kết nông hộ, khai thác tiềm năng, xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ.

Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ đã được nông dân ở huyện Phú Lương (Thái Nguyên) hưởng ứng tích cực. Bên cạnh những thuận lợi còn không ít khó khăn và thách thức để nông nghiệp Phú Lương vươn ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một trong những khó khăn trong việc phát huy giá trị nông sản của địa phương đó là tập quán sản xuất của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ theo kinh tế hộ gia đình. Do đó, khi triển khai thực hiện đòi hỏi sự kiên trì và định hướng liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình phải xuyên suốt.

Ông Nguyễn Quốc Hữu, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương (Thái Nguyên) cho biết, địa phương xác định liên kết giữa các hộ sản xuất, hợp tác xã (HTX) là nòng cốt, góp phần hình thành nền nông nghiệp hữu cơ.

Hiện nay huyện Phú Lương có vùng dược liệu thìa canh hữu cơ diện tích 4ha. Ảnh: Quang Linh.

Hiện nay huyện Phú Lương có vùng dược liệu thìa canh hữu cơ diện tích 4ha. Ảnh: Quang Linh.

Trong xây dựng các vùng nguyên liệu chuyên canh, tập trung, HTX vừa có vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân, vừa đồng hành cùng bà con trong tư vấn sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng phát triển thị trường.

Đơn cử như ở huyện Phú Lương, sự phát triển của HTX Chè an toàn Khe Cốc (xã Tức Tranh) không chỉ góp phần khai thác giá trị sản phẩm chè bản địa mà còn tạo ra giá trị khác như làm du lịch, bảo vệ môi trường. Từ đó xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, chất lượng, an toàn và minh bạch.

“Để nông nghiệp hữu cơ tạo ra sự đột phá về thu nhập cho bà con, rất cần sự kiên trì, nỗ lực của các bên. Thời gian tới, huyện Phú Lương sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân, HTX, doanh nghiệp và nhà khoa học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ thông qua các hoạt động hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, vật tư, quảng bá và xây dựng thương hiệu”, ông Nguyễn Quốc Hữu cho hay.

Thời gian qua, tại những địa bàn còn gặp khó khăn, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu cơ nói riêng ở huyện Phú Lương, các HTX đã thể hiện vai trò liên kết, khai thác tốt các tiềm năng địa phương, có thể kể đến như HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương; HTX Nông sản Phú Lương; HTX Chè an toàn Khe Cốc…

Chất lượng phát triển của HTX thể hiện qua việc ngày càng có nhiều HTX tham gia chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Ông Tô Văn Khiêm, Giám đốc HTX Chè an toàn Khe Cốc cho biết, HTX ngày càng đóng vai trò quan trọng, là đầu mối của nông dân. HTX tạo ra vị trí trong chuỗi, liên kết với doanh nghiệp để tổ chức cho nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe. Nhờ đó, số lượng các loại nông sản có dư lượng hóa chất vượt mức cho phép, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng giảm.

Cánh đồng nếp vải Ôn Lương tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vào mùa thu hoạch. Ảnh: Quang Linh.

Cánh đồng nếp vải Ôn Lương tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vào mùa thu hoạch. Ảnh: Quang Linh.

Cũng theo ông Khiêm, việc liên kết giữa các HTX, liên kết giữa nhà nông với nhà khoa học, nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp cần được thực hiện tốt hơn nữa để tạo ra thị trường ổn định, có sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm đa dạng hóa các sản phẩm với nhiều phân khúc khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi người dân thấy thu nhập của mình nâng lên sẽ tự nguyện hưởng ứng việc liên kết sản xuất, tuân thủ các quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuy nhiên để làm được điều đó cần có sự kiên trì, quyết tâm cao và không nóng vội.

Hiện nay, để hỗ trợ phát triển các sản phẩm hữu cơ, huyện Phú Lương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "chè Phú Lương”, nhãn hiệu tập thể “chè Tức Tranh”, “chè Vô Tranh”.

Hằng năm, huyện hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh; trưng bày sản phẩm tại các siêu thị, trung tâm thương mại và đưa sản phẩm chè lên các sàn thương mại điện tử. 

Các chương trình hỗ trợ về bao bì, tem nhãn, phân bón, máy làm cốm đã thúc đẩy giá trị của nếp Vải, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như cốm, bánh chưng, rượu, bánh dày, cơm cháy…  Với chăn nuôi lợn và gà, hiện địa phương đang tập trung theo hướng sản xuất an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, từng bước hình thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ.

Quang Linh - Đào Thanh - Duy Học - Quang Dũng

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Xem Thêm