Thứ sáu, 28/03/2025 | 08:28 GMT +7
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 thu hút trên 50.000 lượt khách tham quan, mua sắm. Ảnh: Nguyễn Thành.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 có 300 gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của các địa phương trong và ngoài tỉnh. Sau 6 ngày diễn ra (từ 26/4 đến 1/5), Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 đã thu hút gần 56.000 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu đạt gần 18 tỷ đồng.
Theo đó, nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được tiêu thụ tốt như các sản phẩm thuỷ sản Vân Đồn, Cô Tô, Hạ Long; các sản phẩm rau củ quả của Đầm Hà; các sản phẩm bánh, trứng vịt biển Đồng Rui, gà của Tiên Yên; giò chả của Móng Cái; sữa bò của Đông Triều…
Ông Vũ Tuấn Anh, Giám đốc HTX Chăn nuôi và dịch vụ Đông Tiến, huyện Tiên Yên, cho biết, tham gia hội chợ lần này, doanh nghiệp chúng tôi đăng ký hai gian hàng trưng bày và bán sản phẩm. Trong đó, có một gian theo kênh của Hội Nông dân tỉnh và một gian hàng theo chương trình Xúc tiến thương mại của Sở Công Thương. HTX đã chuẩn bị sẵn 1 vạn quả trứng vịt biển, 1 tấn khoai lang và 1.000 hộp trà vối cùng một số sản phẩm khác. Đến hết ngày 1/5, các sản phẩm đều được bán hết.
Cùng với đó, các sản phẩm nông sản của các tỉnh, thành phố khác tham dự tại hội chợ cũng có sức tiêu thụ lớn như: Sản phẩn nông sản các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng; giò chả của các làng nghề Hà Nội và một số sản phẩm mỹ nghệ làng nghề của Thái Bình, Hà Nội, Đà Nẵng…
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 được tổ chức vào dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 là một trong chuỗi gần 190 sự kiện, hoạt động, chương trình kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Ninh diễn ra trong năm 2024.
Trứng vịt biển Đồng Rui là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.
Đây tiếp tục là cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kết nối thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy xúc tiến thương mại. Đồng thời, góp phần phát triển dịch vụ và quảng bá, giới thiệu nét đặc sắc về mảnh đất, con người, văn hóa, ẩm thực của tỉnh Quảng Ninh đến đông đảo du khách.
Hiện nay, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh hỗ trợ người nông dân, chủ cơ sở sản xuất, HTX ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, tạo sản phẩm chất lượng. Đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương.
Cụ thể, tăng cường sử dụng các nền tảng trực tuyến trong các hoạt động truyền thông; tập huấn về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh; hỗ trợ nông dân kết nối với các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm…
Các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung hướng dẫn hội viên, nông dân ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR-Code, tạo sự minh bạch đến người tiêu dùng, phấn đấu 100% các sản phẩm OCOP có tham gia ứng dụng truy xuất nguồn gốc; duy trì các kênh vay vốn ngân hàng, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để tạo vốn cho các mô hình có ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Nông dân tại Việt Nam đã có thể tiếp cận giải pháp tưới tiêu tiết kiệm, nhằm tăng lợi nhuận và giảm phát thải thông qua sự hợp tác giữa Agros và Stride.
HÀ NAM Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, sản phẩm rau an toàn muốn có chỗ đứng, chủ thể cần tổ chức sản xuất để bán hàng thay vì sản xuất và bán hàng.
HÀ TĨNH Chuỗi liên kết nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn của Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, Tập đoàn Quế Lâm với các địa phương đang lan toả hết sức mạnh mẽ.
NAM ĐỊNH Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm, việc chuyển hướng sản xuất rau an toàn, hữu cơ là chìa khóa để nông dân đứng vững.
Vì Thị Thu Hà tự hào là người tiên phong đưa trái dưa Pepino trở thành sản phẩm hàng hóa trên cao nguyên Mộc Châu.
BẠC LIÊU Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và sản phẩm OCOP tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 thu hút đông đảo khách tham quan.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.