Thứ tư, 09/10/2024 | 21:05 GMT +7
Về mặt pháp lý, tháng 8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109 NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ. Theo đó, 5 vấn đề lớn đã được đưa vào quy định tại Nghị định, bao gồm: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ; Chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; Thanh kiểm tra; Truy xuất nguồn gốc và chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Cùng năm 2018, tại kỳ họp Quối hội 14 tháng 9 cũng đã thông qua Luật Trồng trọt. Qua đó, đưa vào hai điều là 68 và 69 về canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Năm 2019, Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 16 về hướng dẫn một số điều của Nghị định 109 và đến tháng 6/2020 Bộ NN-PTNT tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 tại quyết định 885, gọi là Đề án 885 năm.
Cùng với đó, ngay từ năm 2017, 2018, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ KHCN xây dựng và ban hành bộ 8 tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ. Bao gồm tiêu chuẩn về trồng trọt, tiêu chuẩn chăn nuôi, 4 tiêu chuẩn sản phẩm gồm có: gạo, chè, tôm, sữa và 2 tiêu chuẩn về tổ chức chứng nhận và tem nhãn. Như vậy, chúng ta đã có hệ thống pháp lý để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Còn về thực tế, theo báo cáo của tổ chức Nông nghiệp hữu cơ thế giới, năm 2020 Việt Nam chúng ta ghi nhận diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ tăng từ khoảng 54.000ha năm 2016 lên khoảng 240.000ha năm 2020, tức tăng khoảng 4,4 lần.
Hiện có 46/63 tỉnh đã thực hiện và có phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ. Cả nước có trên 17.350 các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp.
Tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia... Qua đó thấy rằng, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã được quan tâm và đang phát triển.
Hiện nay ta đã có cơ sở pháp lý để phát triển Nông nghiệp hữu cơ, cùng với đó tại rất nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ví dụ như Quyết định 255 ngày 20/2/2021 về kế hoạch tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Quyết định 1520 ngày 6/10/2020 về chiến lược phát triển ngành Chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045… đã đều đưa ra những mục tiêu và những nhiệm vụ về phát triển Nông nghiệp hữu cơ, coi những giải pháp về phát triển Nông nghiệp hữu cơ là những giải pháp để tăng giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Ngoài ra, bản chất Nông nghiệp hữu cơ là bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường, hạn chế những biến đổi khí hậu. Sản xuất Nông nghiệp hữu cơ là tạo ra những sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho con người, cho môi trường, cho kể cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, khi mà thu nhập của người dân tăng, nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn tăng lên, đấy là nhu cầu của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tăng lên.
Thực tế những năm gần đây, Nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã có sự quan tâm, đặc biệt từ khi có Nghị định 109 đã giúp Nông nghiệp hữu cơ đã có sự khởi sắc vượt bậc, với những thành tựu về diện tích canh tác hữu cơ trong 3 năm đã tăng 4,4 lần.
Hiện nay, gần như tất cả các tỉnh thành đã thực hiện và có phong trào về Nông nghiệp hữu cơ, số lượng người, tổ chức tham gia sản xuất Nông nghiệp hữu cơ rất lớn, giá trị nó mang lại, thị trường mở ra rất lớn. Qua đó có thể khẳng định, Nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu chứ không còn là vấn đề phong trào.
Thực chất, từ xa xưa sản xuất nông nghiệp của chúng ta cơ bản là sản xuất hữu cơ, không dùng hóa chất tổng hợp, không dùng kháng sinh, không dùng vật tư biến đổi gen. Sau đó, vì những lí do khách quan, chủ quan, ta sản xuất theo hình thức phi hữu cơ, tức dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, thậm chí cả kháng sinh.
Muốn quay lại hữu cơ, chúng ta phải chuyển đổi từ phi hữu cơ sang sản xuất hữu cơ, đây là một khâu quan trọng trong qui trình kỹ thuật. Sản xuất hữu cơ để được chứng nhận hữu cơ phải đảm bảo khoản 3, điều 3 của Nghị định 109 của Chính phủ.
Do vậy, cần thực hiện đúng các nguyên tắc sản xuất, được bên thứ 3 chứng nhận, phải có tem, nhãn mác của sản phẩm hữu cơ theo qui định. Chúng ta cần làm rõ cho người tiêu dùng hiểu đúng để lựa chọn.
Có 4 nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Thứ nhất vấn đề sinh thái, không dùng hóa chất, không biến đổi gen trong mọi quá trình; Vấn đề phúc lợi của vật nuôi, cây trồng; Vấn đề phải được chứng nhận bởi bên thứ 3 (bên thứ 3 không liên quan đến sản xuất, không liên quan chi phối sản phẩm, là ngành độc lập); Sau khi được chứng nhận phải dán tem nhãn là sản phẩm hữu cơ theo qui định.
Mục tiêu trước mắt, phát triển nhóm đất sản xuất Nông nghiệp hữu cơ sẽ chiếm 1,5 - 2% trong tổng nhóm đất sản xuất nông nghiệp vào năm 2025, từ 2 - 3% vào năm 2030. Sản phẩm chăn nuôi hữu cơ cũng chiếm khoảng 1 - 2% trong tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong nước vào năm 2025, từ 2-3% vào năm 2030.
Thủy sản từ 0,5 - 1,5% vào năm 2025, từ 1,5 - 2,5% vào năm 2030. Giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác hoặc nuôi trồng thủy sản, sản xuất hữu cơ sẽ tăng từ 1,3 - 1,5 lần so với phi hữu cơ vào năm 2025 và từ 1,5 - 1,8 lần so với phi hữu cơ vào năm 2030.
Để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã phê duyệt 7 nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là vấn đề phát triển sản phẩm chủ lực, vùng tập trung. Thứ 2, phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ. Thứ 3, phát triển công nghệ áp dụng trong sản xuất hữu cơ. Thứ 4, phát triển nguồn nhân lực cho hữu cơ.
Thứ 5, phát triển các tổ chức chứng nhận, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình kỹ thuật. Thứ 6, phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, phát triển mô hình hữu cơ. Thứ 7, phát triển các vật tư đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ. Thông tin tuyên truyền để nhân rộng Nông nghiệp hữu cơ.
Cùng với 7 nhiệm vụ là 5 giải pháp cụ thể. Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp, Chính phủ giao cho 8 Bộ, Ngành trực tiếp. Trong đó Bộ NNPTNT là đơn vị đầu mối các Bộ, Ngành khác, các tổ chức trong và ngoài nước để hiện thực hóa được đề án đó. Tiếp nữa là vấn đề kết nối, huy động được tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp, HTX, các tổ chức xã hội và người dân để tham gia triển khai các mô hình, nhân rộng được thành công của đề án, biến mục tiêu của đề án thành hiện thực.
THÁI NGUYÊN Thay vì chạy theo sản lượng bằng các giống chè lai, nông dân tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên vẫn chung thủy lưu giữ và phát triển giống chè trung du bản địa.
TUYÊN QUANG Có 4 sản phẩm OCOP, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thổ Bình (huyện Lâm Bình) là một trong những hợp tác xã có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh Tuyên Quang.
ĐỒNG THÁP Các mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở huyện Tam Nông không chỉ giúp nông dân tăng lợi nhuận ít nhất 30% mà còn thân thiện với môi trường sinh thái.
Người nông dân Tây Ninh có thể làm giàu từ nông nghiệp, đó là mục tiêu Tây Ninh đặt ra dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp hữu cơ.