Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:57 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 17:47, 15/12/2023

Gạo hữu cơ Quế Lâm trình diễn tại Festival Quốc tế lúa gạo Việt Nam 2023

Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm mong muốn đóng góp giải pháp thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh lưu niệm với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: BAG.

Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh lưu niệm với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: BAG.

Trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Tập đoàn Quế Lâm đã trưng bày, giới thiệu các sản phẩm lúa gạo hữu cơ đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Đó là các sản phẩm gạo hữu cơ Hàm Hương Phương Nam ST25, gạo hữu cơ ông Lam thượng hạng, gạo Hàm hương Sen Hồng, DT39 hữu cơ Quế Lâm, gạo lứt đỏ Quế Lâm, gạo nếp Quế Lâm, gạo lứt trắng Quế Lâm, gạo ST25 xát dối Quế Lâm…

Những sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm là kết quả của quá trình liên kết sản xuất giữa Tập đoàn Quế Lâm với người nông dân, hợp tác xã theo quy trình “6 không”.

Ông Nguyễn Thanh Vĩnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ: Với quy trình sản xuất không sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học, Tập đoàn Quế Lâm mong muốn đóng góp giải pháp để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Bộ NN-PTNT.

Đồng thời, thông qua sản phẩm phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học và quy trình sản xuất sạch, những sản phẩm lúa gạo chất lượng cao của Quế Lâm sẽ góp phần nâng tầm giá trị hạt gạo Việt, nâng cao đời sống người trồng lúa.

Gian hàng trưng bày sản phẩm lúa gạo, phân bón, chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: LHV.

Gian hàng trưng bày sản phẩm lúa gạo, phân bón, chế phẩm sinh học của Tập đoàn Quế Lâm tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: LHV.

Bắt đầu từ những năm 2012, những hạt gạo hữu cơ đầu tiên của tập đoàn Quế Lâm ra đời và bắt đầu ra mắt thị trường tiêu dùng thực phẩm trên cả nước Việt Nam. Những hạt gạo hữu cơ đầu tiên đó được xuất phát từ những trăn trở của ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm về nền nông nghiệp nước nhà, sự an toàn của thực phẩm sử dụng mỗi ngày.

Từ đó ông Nguyễn Hồng Lam và các cộng sự bắt đầu công cuộc chinh phục thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam.

Xuất phát đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, những kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật bắt đầu đi thuyết phục người nông dân và tập huấn cho người sản xuất khi mà họ còn chưa biết đến sản xuất lúa gạo hữu cơ như thế nào. Cùng đồng hành và tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con tận ruộng để bà con hiểu được và thực hiện đúng quả là một điều không hề dễ.

Tập đoàn Quế Lâm tiên phong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn. Ảnh: LHV.

Tập đoàn Quế Lâm tiên phong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn. Ảnh: LHV.

Tập đoàn Quế Lâm liên kết với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tạo thành một chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh nông sản hữu cơ. Quế Lâm ứng trước vật tư nông nghiệp gồm giống lúa chất lượng cao và phân bón hữu cơ do tập đoàn sản xuất cho bà con nông dân, cử cán bộ kỹ thuật giám sát hướng dẫn bà con canh tác lúa hữu cơ theo đúng qui trình, tiến hành thu mua toàn bộ nông sản với giá cao hơn thị trường từ 15-20% vào cuối vụ.

Đây là mô hình liên kết sản xuất nhằm giúp nông dân xóa bỏ thói quen sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa chất và thuốc diệt cỏ trong canh tác để nâng cao giá trị nông sản, ổn định đầu ra của sản phẩm, mang lại những giá trị thiết thực về sức khỏe cho cộng đồng và môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh - sạch - an toàn - bền vững.

Gạo hữu cơ Quế Lâm, tinh hoa đất trời. Ảnh: Hoàng Anh.

Gạo hữu cơ Quế Lâm, tinh hoa đất trời. Ảnh: Hoàng Anh.

Hơn 10 năm từ những ngày đầu tiên đó, gạo hữu cơ Quế Lâm hiện đang được canh tác ở nhiều vùng miền trải dài khắp Bắc - Trung - Nam với nhiều sản phẩm đặc sản nổi bật về chất lượng cũng như mẫu mã như gạo Séng Cù Tây Bắc, gạo Bắc Thơm số 7, gạo DT39 Quế Lâm, Nếp hạt cau, gạo lứt đỏ, ST24, ST25, gạo đặc sản hữu cơ hàm hương Phương Nam Quế Lâm …

Gạo hữu cơ Quế Lâm dựa trên những giống gạo tốt nhất và điều kiện đất đai, khí hậu đặc trưng của từng vùng, với quy trình sản xuất “6 không”: Không sử dụng hương liệu và chất kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản, không phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ hóa học, không thuốc trừ sâu bệnh hóa học, không sử dụng giống biến đổi gen. Gạo hữu cơ Quế Lâm được đánh giá như những tinh hoa của đất trời được chắt lọc nên giọt sữa trong đất, tạo ra sức sống mới của ruộng đồng.

Đó là sản phẩm được sản xuất trên vùng nguyên liệu chuyên canh tôm - lúa của tỉnh Sóc Trăng, sản xuất trên những thửa ruộng bậc thang ở lưng chừng trời Tây Bắc (lúa Tẻ Râu của người Mông ở tỉnh Lai Châu), hay những cánh đồng trên quê hương khoán hộ Vĩnh Phúc (lúa hữu cơ Quế Lâm DT 39), nếp hạt cau (Ninh Bình), gạo Séng Cù (Yên Bái), gạo Hàm Hương (Sóc Trăng), gạo hữu cơ ông Lam…

Thương hiệu gạo hữu cơ Quế Lâm được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: Hoàng Anh.

Thương hiệu gạo hữu cơ Quế Lâm được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: Hoàng Anh.

Thương hiệu gạo hữu cơ Quế Lâm được người tiêu dùng đón nhận. Hiện sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm đang phục vụ người tiêu dùng ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… với nhiều kênh bán hàng phong phú và đa dạng, với nhiều loại sản phẩm khác nhau tạo nên nhiều sự lựa chọn cho các khách hàng. Một chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín, Tập đoàn Quế Lâm đã xây dựng thành công thương hiệu gạo hữu cơ và góp phần nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam.

Thành công của chuỗi liên kết lúa gạo, ông Nguyễn Hồng Lam và Tập đoàn Quế Lâm, Hội nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam cũng đã xây dựng thành công chuỗi liên kết chăn nuôi, khép kín đầu vào và đầu ra và trở thành giải pháp kinh tế tuần hoàn của hàng triệu hộ nông dân, hệ sinh thái hướng đến nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải.

Hơn 20 năm lấy “công nghệ vi sinh là bảo bối”, hệ sinh thái của Quế Lâm đã đồng hành với người dân, thực hiện chuyển giao công nghệ, cung cấp chế phẩm sinh học cho bà con nông dân xử lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm trồng trọt, thủy sản để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại vườn, tại chuồng nhằm bảo vệ môi trường, tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có.

Mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Hoàng Anh.

Mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: Hoàng Anh.

Tập đoàn Quế Lâm cũng vận động người dân cùng liên kết xây dựng các chuỗi giá trị, từ đầu vào sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm nông sản sạch, hữu cơ như lúa gạo, cây ăn trái, thịt gia súc gia cầm...; sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khép kín, không bỏ phí thứ gì, tiết kiệm triệt để các nguồn tài nguyên, chăn nuôi gắn với trồng trọt bằng công nghệ vi sinh chuyển giao từ Nhật Bản do Tập đoàn Quế Lâm sản xuất.

Kể từ khi hệ sinh thái nông nghiệp của Quế Lâm được xây dựng, mỗi hộ nông dân liên kết được đào tạo trở thành một mô hình kinh tế tuần hoàn, khép kín từ trồng trọt đến chăn nuôi.

Ông Nguyễn Hồng Lam (áo trắng) Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm tại sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các doanh nghiệp nông nghiệp tiêu biểu. Ảnh: Hoàng Anh.

Ông Nguyễn Hồng Lam (áo trắng) Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm tại sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt các doanh nghiệp nông nghiệp tiêu biểu. Ảnh: Hoàng Anh.

Ông Nguyễn Hồng Lam và Quế Lâm cũng là hạt nhât liên kết, vận động Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông hình thành phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Xây dựng các tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng công nghệ vi sinh nhằm cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước, giúp cây trồng vật nuôi nâng cao khả năng chống chịu, hạn chế sâu bệnh, dịch bệnh. Từ đó nhân rộng mô hình, quy mô, lan tỏa cho bà con nông dân, đặc biệt là tạo sinh kế cho các hộ nông dân vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

“Giá trị xuyên suốt của chúng tôi là công nghệ vi sinh, còn giá trị cốt lõi chính là mục tiêu góp phần xây dựng nền nông nghiệp vì nông dân, vì người tiêu dùng, vì sức khỏe cộng đồng. Hành trình của chúng tôi chính là trả lại cho đất, cho cây, cho con người những giá trị xanh và bền vững. Bởi nông dân nuôi chúng ta, làm bất cứ thứ gì nếu mang tâm thế vì dân chắc chắn sẽ thành công”, ông Nguyễn Hồng Lam - Nhà khoa học của nhà nông chia sẻ.

Hoàng Anh

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

30 cây sầu riêng thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa

BÌNH ĐỊNH Chuyện 30 cây sầu riêng cho thu nhập cao hơn 1.000 cây dừa ta đã làm nổi lên phong trào cải tạo vườn tạp, phá cây keo để trồng sầu riêng ở huyện Hoài Ân.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Khẳng định vị thế 'bá chủ' ngành quế thế giới

Từ năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành quế cần có chiến lược đổi mới để trở thành quốc gia xuất khẩu quế bền vững.

Xem Thêm