Thứ năm, 12/12/2024 | 20:35 GMT +7
Sáng 3/11, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp cùng Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và Sở NN-PTNT Lâm Đồng tổ chức không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng.
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, đây là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP. Qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hoạt động này cũng góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương.
Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.
Ông Nguyễn Hà Lộc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng diễn ra từ ngày 3-5/11 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt).
Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ tổ chức, triển khai các hoạt động chào mừng kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (1893-2023) và là chuỗi sự kiện nhằm tăng cường tính hợp tác, liên kết giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sự kiện cũng làm cơ sở để đẩy mạnh và phát huy tiềm năng về sản phẩm OCOP của Lâm Đồng nói riêng và của cả nước nói chung.
“Không gian có quy mô hơn 400m2 trưng bày, giới thiệu khoảng 190 sản phẩm từ hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề của 23 tỉnh, thành phố trên cả nước. Chúng tôi mong muốn rằng, qua không gian trưng bày lần này, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao thương, liên kết, hợp tác kinh doanh, đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước”, ông Nguyễn Hà Lộc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng chia sẻ.
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, chất lượng với sản phẩm là đặc sản tiêu biểu của địa phương như cà phê, cacao, macca, mật ong hoa cà phê, trà, tinh dầu hương thảo, rượu và các loại thảo dược khác.
Cùng với trưng bày sản phẩm, ban tổ chức cũng thực hiện phiên livestream để quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên nền tảng Tiktok Shop.
Bài viết có sự phối hợp của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.
HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.
Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.
QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...
Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).