Thứ hai, 20/01/2025 | 21:37 GMT +7
Hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 1.217 cơ sở thuộc phạm vi quản lý về an toàn thực phẩm của Sở NN- PTNT. Để đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý, Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa toàn tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục đã tổ chức 8 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trong công các quản lý về an toàn thực phẩm cho cán bộ phụ trách ở các địa phương; 12 lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm cho 640 lượt người, là chủ cơ sở và những người tham gia trực tiếp sản xuất tại các cơ sở, doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn treo 200 tờ phướn tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các tuyến đường giao thông trên địa bàn toàn tỉnh. Cũng như đã tổ chức thẩm định, đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 348 cơ sở sản xuất kinh doanh nông thủy sản và 277 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên. Kết quả 6 cơ sở đạt loại A; 535 cơ sở đạt loại B; 4 cơ sở xếp loại C.
Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở cũng đã tổ chức 6 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 102 cơ sở. Kết quả, 8 tổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính hơn 86 triệu đồng. Đồng thời thực hiện lấy ngẫu nhiên 125 mẫu sản phẩm thực phẩm nông thủy sản để phân tích các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện đã có 120 mẫu đạt yêu cầu, 5 mẫu chưa có kết quả.
Vào những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, lượng thực phẩm nông, thủy sản cung ứng ra thị trường rất lớn. Trong đó, các sản phẩm như nem chua, chả lụa, chả cá, thịt gà, thịt heo, rau củ quả, thủy sản các loại không rõ nguồn gốc cũng tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thực phẩm. Do đó, hoạt động sản xuất thực phẩm cần phải được kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu gom, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Ngọc Việt, để kiểm soát tốt hoạt động này, Sở NN - PTNT đã chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm, nhằm kiểm soát tốt chất lượng, an toàn thực phẩm nguồn cung ứng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ra thị trường.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm, Sở NN-PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, tiếp tục triển khai công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh, để từ đó nâng cao nhận thức trong việc đáp ứng yêu cầu quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Hai là, phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, địa chỉ bán sản phẩm an toàn để người dân biết lựa chọn sản phẩm an toàn.
Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó, tổ chức các đợt thanh kiểm tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.
Bốn là, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm. Tăng cường lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm; trong đó tập trung các sản phẩm có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều trong dịp lễ, tết như thịt, giò chả, thủy sản, rau, quả ...để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo ông Nguyễn Ngọc Việt, để mua được sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, người dân nên mua hàng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Khi mua hàng nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Nhờ có nhiều giải pháp sáng tạo, tỉnh Hưng Yên đã căn bản tiêu thụ hết các loại nông sản, đặc sản trên địa bàn, đạt giá trị tăng cao 17-20%.
Nhãn hiệu gạo góp phần nâng cao giá trị, tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng, các doanh nghiệp rất quan tâm việc đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.
HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.
Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.