Thứ năm, 26/12/2024 | 11:05 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 11:02, 26/12/2024

Nhiều cách làm sáng tạo, thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở Hưng Yên

Nhờ có nhiều giải pháp sáng tạo, tỉnh Hưng Yên đã căn bản tiêu thụ hết các loại nông sản, đặc sản trên địa bàn, đạt giá trị tăng cao 17-20%.

Để giúp các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, gia đình, cơ sở sản xuất và các chủ thể sản xuất tiêu thụ tốt sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên đã xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng bán lẻ, giai đoạn 2021-2025”.

Mật ong và hạt sen được coi là tinh hoa Phố Hiến được bao gói rất bắt mắt. Ảnh Hải Tiến.

Mật ong và hạt sen được coi là tinh hoa Phố Hiến được bao gói rất bắt mắt. Ảnh Hải Tiến.

Mục tiêu của dự án: Về nhận diện sản phẩm, phấn đấu có từ 20 - 25% khối lượng nông sản chủ lực, 70 -  80% sản lượng sản phẩm OCOP 3 sao trở lên, cùng khoảng 25 - 30% sản phẩm của làng nghề đã được công nhận, được sử dụng bao bì, tem mác, mã số, mã vạch, có hệ thống truy suất nguồn gốc.

Về kênh tiêu thụ, có khoảng 15 - 20% sản lượng nông sản chủ lực, 45 - 50% sản lượng sản phẩm OCOP (có chuỗi liên kết và đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên và khoảng 25-30% sản lượng sản phẩm làng nghề đã được công nhận, được kết nối với cộng đồng bán lẻ, các siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch hoặc nhà hàng nông sản sạch, đồng thời có 100% sản phẩm OCOP 3 sao trở lên, được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn,...

Hiện 100% các doanh nghiệp, HTX, làng nghề, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình sản xuất tiêu biểu tại Hưng Yên được tập huấn kỹ năng nhận diện nông sản, thương mại điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm với cộng đồng bán lẻ hiện đại, phấn đấu giá trị tăng cao của sản phẩm có nhận diện và tham gia chuỗi liên kết với doanh nghiệp bao tiiêu và cộng đồng bán lẻ, tăng khoảng 15-20% so với bán trên thị trường truyền thống.

Quất cảnh cũng được coi là đặc sản của Hưng Yên, vì được trồng trên chum, vại, ang, chậu, khánh được uốn tỉa công phu, cuốn hút rất nhiều khách hàng. Ảnh Hải Tiến.

Quất cảnh cũng được coi là đặc sản của Hưng Yên, vì được trồng trên chum, vại, ang, chậu, khánh được uốn tỉa công phu, cuốn hút rất nhiều khách hàng. Ảnh Hải Tiến.

Dự án còn đề xuất hỗ trợ cho 8 nhóm có nội dung giúp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, gồm: (1) Hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu nhãn hiệu sản phẩm hoặc kế thừa và thiết kế đa dạng hoá kiểu dáng bao bì sản phẩm, yêu cầu nội dung này phải ấn tượng, sáng tạo, có khả năng ứng dụng cao, kiểu dáng bao bì sản phẩm đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng; (2) Hỗ trợ thiết kế, in ấn các ấn phẩm, tờ rơi, cataloge, cẩm lang sản phẩm, video clip, bộ quảng bá, truyền thông (mũ, áo, cờ, băng zôn, khẩu hiệu,…) chung của tỉnh và từng đơn vị hoặc chủ thể sản phẩm được lựa chọn, in ấn, sản xuất bao bì, tem nhãn ứng dụng được vào thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường; (3) Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và chi phí thiết lập mã số mã vạch truy suất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ thiết kế mới hoặc thay đổi bộ nhận diện sản phẩm, tạo Qrcode truy suất nguồn gốc sản phẩm trên bao bì sản phẩm, kết nối Website, zalo, facebook, messenger, tiktok; (4) Hỗ trợ thiết kế, xây dựng các website quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến cho từng đơn vị hoặc chủ thể; (5) Hỗ trợ tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị quảng bá giới thiệu, kết nối cung cầu các loại sản phẩm của các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức; (6) Hỗ trợ đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo tư vấn về kỹ năng nhận diện, kết nối các kênh tiêu thụ sản phẩm với các hệ thống bán lẻ; (7) Hỗ trợ các hoạt động quảng bá, truyền thông trực tuyến; (8) Hỗ trợ các nội dung liên quan khác.

Nhập chú thích ảnh

Độc đáo long nhãn ôm sen, sản phẩm được dự án hỗ trợ thiết kế bao bì vô cùng hấp dẫn. Ảnh Hải Tiến.

Theo Phòng Kế hoạch, Tài chính, thực hiện dự án trên, nhiều năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị liên quan, tổ chức tuyên truyền mục đích, yêu cầu và nội dung của dự án trên các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh và Trung ương, mở được 10 hội nghị triển khai dự án tới các huyện, thành phố và thị xã trên địa bàn, giúp mọi người dân nắm bắt kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ của dự án, để chủ động đầu tư, thực hiện.

Bên cạnh đó, Sở còn mở được 20 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nhận diện sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, kết nối sản phẩm với các kênh tiêu thụ và mạng lưới các siêu thị, cửa hàng bán sỉ, lẻ cho các chủ thể, In hàng chục nghìn ấn phẩm, tờ rơi, cataloge giới thiệu, quảng bá nông sản chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm các làng nghề Hưng Yên, giúp nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp và nông hộ. Đặc biệt còn xây dựng kịp thời các văn bản liên quan phục vụ quá trình triển khai, thực hiện dự án.

Nhập chú thích ảnh

Nhờ được hỗ trợ từ dự án, mọi sản phẩm bột nghệ và cucurmin nghệ của doanh nghiệp Hoàng Minh Châu đều có bao bì đẹp mắt, ấn tượng, có mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc. Ảnh Hải Tiến.

Kết quả đến nay, toàn tỉnh đã có 53 chủ thể được hỗ trợ các hạng mục thiết kế cho 85 loại sản phẩm theo cơ chế của dự án, gồm 23 mặt hàng nông sản chủ lực, chất lượng cao, 59 sản phẩm OCOP và 03 sản phẩm làng nghề; tổ chức được một số hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối sản phẩm, kết hợp đi thực tế để xúc tiến tiêu thụ và học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hà Nội.

Nhập chú thích ảnh

Đặc sản cam đường Hưng Yên được thâm canh bằng bón bột đậu tương, ngô đỏ thay cho các loại đạm hoá học. Ảnh Hải Tiến.

Nắm bắt thực tế thấy, dự án đã nhận được sự phản hồi rất tích cực từ các tầng lớp nhân dân. Các địa phương và chủ thể có sản phẩm chủ lực, đặc sản đều mong được dự án tiếp tục hỗ trợ. Bước đầu, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, nhà vườn và người dân,... đã lên được ý tưởng thiết kế "độc, lạ", xác định được chất liệu, số lượng in ấn phù hợp, thúc đẩy tiêu thụ tốt nhất các loại nông sản phẩm của đơn vị.

Nhờ đó hàng năm, các chủ thể này, đã căn bản tiêu thụ hết các loại nông sản chủ lực, đặc sản và sản phẩm của làng nghề, với giá trị tăng cao từ 17 -20% so với cách bán hàng truyền thống, góp phần tích cực tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, giá trị thu nhập gia tăng cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên cho biết, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng nêu trên, bên cạnh sự nỗ lực của toàn ngành và các đơn vị liên quan, sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp và nhà nông nói chung còn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư thoả đáng của Tỉnh uỷ, HDND và UBND Hưng Yên.

Để hoàn thành kế hoạch đề ra đến năm 2025, Sở NN-PTNT sẽ phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, triển khai, thực hiện quyết liệt các chỉ tiêu đã đề xuất trong dự án, đặc biệt phấn đấu giải ngân kịp thời nguồn vốn dự án hỗ trợ.

NGUYỄN HẢI TIẾN

Khánh Hòa lấy 125 mẫu giám sát an toàn thực phẩm

Khánh Hòa lấy 125 mẫu giám sát an toàn thực phẩm

Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.

Livestream 3 tiếng, 'Chợ phiên OCOP' chốt hơn 600 đơn hàng

Livestream 3 tiếng, 'Chợ phiên OCOP' chốt hơn 600 đơn hàng

HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.

Lô cà phê ngon nhất Việt Nam được đấu giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg

Lô cà phê ngon nhất Việt Nam được đấu giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg

Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể lập kỷ lục trong năm 2024

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể lập kỷ lục trong năm 2024

Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.

Xem Thêm