Thứ tư, 15/01/2025 | 11:58 GMT +7
Xã Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) được biết đến là địa phương nổi tiếng với nghề trồng phật thủ. Toàn xã có hơn 500 hộ trồng với tổng diện tích khoảng 350ha. Ngoài một số diện tích canh tác tại địa phương, người dân Đắc Sở đi khắp các xã của huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì; huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc)… để canh tác. Mỗi năm, ghề trồng phật thủ mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho người dân nơi đây.
Thông thường dịp cận Tết Nguyên đán hàng năm là thời gian nhộn nhịp, háo hức, hăng say lao động trong niềm vui rủng rỉnh hầu bao của người trồng phật thủ Đắc Sở. Tuy nhiên, năm nay tâm trạng buồn bã, lo âu của các chủ vườn lại chiếm phần chủ đạo.
Ông Nguyễn Văn Tuyến, thôn Sơn Hà cho biết, không khí ảm đạm khác hẳn mọi năm tại các vườn trồng phật thủ xuất phát từ việc hầu hết diện tích trồng của người dân trong xã, nhất là những diện tích người dân Đắc Sở thuê đất trồng tại khu vực tiếp giáp sông Hồng đã bị tàn phá nặng nề, thậm chí mất trắng do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Số hộ may mắn giữ được cây, cho thu quả là những hộ trồng ở chân đất cao, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, gió bão với cường độ mạnh làm cây rung lắc, bộ rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo cơ hội cho bệnh gỉ sắt, nấm hoành hành, các hộ phải tiêu tốn không ít công lao động, chi phí phòng trừ.
Không những vậy, gió bão khiến toàn bộ số quả phật thủ lứa đầu tiên trong năm (theo kinh nghiệm đây là lứa quả đẹp nhất) va đập mạnh, trầy xước. Số quả giữ được có thể bán tươi đúng dịp Tết rất ít vì mẫu mã bị ảnh hưởng, đa phần phải chuyển sang bán hàng sấy xuất khẩu đi Trung Quốc.
“Quả phật thủ tươi là dòng sản phẩm ý nghĩa trưng bày trong dịp Tết nên không có giá bán cố định. Tuy nhiên, do đặc tính cây kén đất trồng, khó chăm sóc nên giá bán luôn duy trì ở mức tương đối cao 40.000 - 60.000 đồng/quả. Những quả cá biệt, gặp khách đam mê thậm chí có giá lên tới hàng trăm nghìn đồng. Như vậy có thể thấy, năm nay nguồn cung hạn chế, những hộ nào giữ được cây chắc chắc sẽ thắng lớn, còn hộ nào không may mắn thì thiệt hại về kinh tế lại không hề nhỏ”, ông Tuyến đánh giá.
Trở lại vùng đất ven sông Hồng chạy dọc các xã Hồng Hà, Trung Châu, Thọ An (huyện Đan Phượng), không khó để bắt gặp những gương mặt u buồn, tiếng thở dài ngao ngán của các chủ vườn phật thủ là người dân Đắc Sở thuê đất trồng tại đây.
Anh Vương Trí Giang buồn bã chia sẻ, vùng đất bãi bồi ven sông Hồng có điều kiện lý tưởng cho phật thủ phát triển. Những năm qua đã trở thành địa chỉ tin cậy để thương lái gần xa tìm đến “ăn hàng” mỗi dịp lễ, Tết. Người dân xung quanh có thêm việc làm với thu nhập khá khi được thuê chăm sóc phật thủ. Tuy nhiên, bức tranh sáng màu đó đã trở nên tối sẫm từ khi cơn đại hồng thủy do ảnh hưởng của bão số 3 tràn qua.
Toàn bộ 400 gốc phật thủ của gia đình anh bị nước bẩn nhấm chìm. Khi nước rút anh đã nhanh chóng tìm đủ mọi cách khôi phục nên may mắn giữ được số lượng quả kịp bán trong dịp Tết.
Ngặt nỗi, hầu hết số cây trong vườn bộ rễ bị ảnh hưởng, hấp thu dinh dưỡng kém, lá dần chuyển sang màu vàng, héo úa, không đủ sức nuôi quả trong thời gian dài. Trong khi đó, nhiều thương lái đã đến thăm vườn nhưng đều đưa ra muôn vàn lý do để dìm giá. Tiếc công, tiếc của không bán thì quả sẽ hỏng nếu để lâu, còn bán thì gia đình lại thiệt đơn, thiệt kép.
“Chưa năm nào khó khăn lại chồng chất khó khăn như năm nay. Toàn bộ số cây sau khi thu quả phải thay mới. Mình đã phải xin chậm tiền công của người làm, năn nỉ chủ đất giảm giá cho thuê; liên hệ bán hàng sấy thì giá không ăn thua, bán hàng trưng bày chơi Tết thì thương lái lại nhì nhằng, ép giá”, anh Giang than thở.
Là một trong số ít hộ may mắn giữ được vườn trồng phật thủ, chị Nguyễn Thị Hoa, xã Đắc Sở, thuê đất trồng hơn 300 gốc tại thôn Yên Thái, xã Tiền Yên (Hoài Đức) cho hay, cây phật thủ vốn có bộ rễ chùm, chỉ ăn sâu từ 40 - 50cm, ưa thích loại đất cát pha (khu vực ven sông) giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 - 6,5.
Đặc biệt, những chân đất đã từng trồng phật thủ, chanh, bưởi khi trồng phật thủ lứa mới sẽ kém phát triển. Cho nên, sau một vòng đời của cây (khoảng 5-6 năm), người trồng phải di chuyển đi tìm khu đất mới để canh tác mới đảm bảo hiệu quả.
Mặc dù năm nay việc chăm sóc vất vả hơn mọi năm nhưng gia đình chị Hoa còn may mắn hơn nhiều gia đình khác khi không phải tay trắng đón Tết. Hiện tại, thương lái khắp nơi đã tìm về thăm vườn, đặt mua toàn bộ với giá cao hơn mọi năm từ 10.000-20.000 đồng/quả.
Nhiều nhà vườn phật thủ tại xã Đắc Sở (Hoài Đức) thắng lớn về giá, nhưng cũng không ít vườn vẫn như ‘ngồi trên đống lửa’ khi thương lái thờ ơ.
Nhờ có nhiều giải pháp sáng tạo, tỉnh Hưng Yên đã căn bản tiêu thụ hết các loại nông sản, đặc sản trên địa bàn, đạt giá trị tăng cao 17-20%.
Nhãn hiệu gạo góp phần nâng cao giá trị, tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng, các doanh nghiệp rất quan tâm việc đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.
HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.
Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.