Thứ tư, 02/04/2025 | 20:20 GMT +7
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng cũng đã được tổ chức thành công tại Thừa Thiên - Huế từ ngày 29/9 - 1/10/2023. Ảnh: Công Điền.
Từ ngày 3 - 5/11 tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bộ NN-PTNT chủ trì, giao Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương và Sở NN-PTNT Lâm Đồng tổ chức "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng" tại tỉnh Lâm Đồng.
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Lâm Đồng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng" nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP; nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương. Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Lâm Đồng có sự tham gia của hơn 50 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ các tỉnh/thành như Lào Cai, Thái Nguyên, TP Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Bến Tre…
Các đơn vị tham gia sẽ trưng bày, giới thiệu đa dạng, phong phú sản phẩm OCOP là đặc sản tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác như: Cà phê, ca cao, mắc ca, mật ong hoa cà phê, trà ô long, tinh dầu, chè, gạo đặc sản, rượu, nước mắm nhỉ, tỏi đặc sản, nước ép... và đa dạng các loại trái cây sấy... Các sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu đều là sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.
Không gian trưng bày được thiết kế, dàn dựng bằng các vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, màu sắc đặc trưng của các địa phương để tạo cảm hứng và giúp khách hàng cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện với con người, cảnh vật, sản phẩm đặc sản và văn hóa của địa phương.
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng là chuỗi sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP với khách du lịch. Ảnh: Công Điền.
Các sản phẩm OCOP tiêu biểu trong cả nước được thiết kế, sắp đặt phù hợp gắn với các yêu cầu đổi mới, sáng tạo về phát triển OCOP. Tại không gian quảng bá còn có khu vực chụp ảnh lưu niệm cho khách tham quan.
Trong khuôn khổ "Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Lâm Đồng", sẽ diễn ra các sự kiện kết nối, truyền thông quảng bá, thao diễn nghề. Hoạt động thao diễn nghề và nếm thử sản phẩm sẽ có sự tham gia của các nghệ nhân thực hiện thao diễn, trình diễn, giới thiệu cách thức sản xuất một số sản phẩm, tiêu biểu như: Sao và chế biến chè Thái Nguyên; sấy trà bằng bồ truyền thống, chưng cất tinh dầu từ nguyên liệu tự nhiên...
Đặc biệt tại sự kiện lần này, khách tham quan còn được trải nghiệm xông chân, massage vai cổ gáy bằng các sản phẩm tinh dầu. Tại sự kiện còn có hoạt động ẩm thực, thao diễn chế biến món ăn phục vụ khách thăm quan như làm pha chế trà, cà phê; chiên nướng nông sản, thực phẩm.
Ban tổ chức cũng sẽ có chương trình livestream quảng bá, bán sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok Shop, trong đó tập trung vào các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương (thời gian dự kiến từ 11h00 - 16h00 ngày 4/11).
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Lâm Đồng diễn ra tại Đài phun nước thuộc quảng trường Lâm Viên (phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), thời gian mở cửa từ 8h00 - 21h00 từ ngày 3 - 5/11.
BẠC LIÊU Đa dạng sản phẩm muối, gia vị muối và các sản phẩm OCOP đặc trưng vùng miền trong cả nước được trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Đó là các gian hàng trưng bày sản phẩm muối, gia vị và sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của hơn 40 đơn vị đến từ hơn 20 tỉnh/thành trên cả nước.
Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực'.
Sóc Trăng Anh Ngô Tuấn Thanh, một người trẻ đầy nhiệt huyết, đã biến cà na Sóc Trăng từ món ăn vặt bình dân thành sản phẩm chất lượng cao, trở thành đặc sản có giá trị.
Đồng Tháp Ngày vía Thần Tài, các phẩm vật được người dân mua về cúng như cá lóc nướng, thịt heo quay, vịt quay, bánh bao, vàng, hoa, trái cây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho rằng, sản phẩm mắm Lê Gia từ góc nhỏ của làng quê đã vươn ra thế giới. Đây là điều rất tự hào và đáng trân trọng.
Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không thể thiếu những phong bánh khảo, bánh cốm truyền thống.
Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa giá lạnh, lưu giữ hồn đất và sức sống giữa đại ngàn.
Dịp tết Nguyên đán, các sản phẩm đặc trưng vùng miền thu hút thực khách. Đó cũng là lúc những lao động địa phương có điều kiện tăng thu nhập.
Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây là tập tục từ ngàn xưa để lại.