Thứ bảy, 23/11/2024 | 01:52 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 08:45, 05/12/2022

Đồng Nai ứng dụng chế phẩm IMO, tạo bứt phá cho nông nghiệp hữu cơ

Toàn tỉnh hiện đã có hơn 700 hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI vào sản xuất trồng trọt cho hơn 200ha cây ăn trái, rau màu...

Theo Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), bưởi được xem là cây trồng chủ lực của huyện với tổng diện tích gần 1.300ha. Xác định việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ giúp tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, cân bằng sinh thái trong đất, phát triển nông nghiệp bền vững và du lịch sinh thái của địa phương nên giải pháp IMO được huyện chọn triển khai trong đề án nông nghiệp hữu cơ và minh bạch nguồn gốc sản phẩm sinh học giai đoạn 2020 - 2025.

070_Vinhbptv2230.00_28_56_23.Still005

Nông dân Đồng Ngai ngày càng nhân rộng ứng dụng IMO vào sản xuất. Ảnh: Minh Sáng.

Từ năm 2020, huyện Vĩnh Cửu bắt đầu triển khai mô hình thí điểm xử lý chất thải thực phẩm bằng phương pháp xử lý IMO tại 3 khu dân cư kiểu mẫu của các xã Tân Bình, Hiếu Liêm, Vĩnh Tân.

Từ canh tác theo kiểu truyền thống, người dân địa phương đã từng bước sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, xử lý môi trường, tận dụng phụ phẩm, rác thải nông nghiệp để ủ, tạo ra phân bón nhằm giảm chi phí sản xuất, an toàn cho nông dân và người tiêu dùng.

Đơn cử như anh Trần Thanh Tuấn ở xã Bình Lợi, với 1,6ha bưởi đang sử dụng phân bón từ men vi sinh IMO, bình quân hành năm gia đình anh đã tiết kiệm hàng chục triệu đồng phân hóa học, thuốc BVTV. “Khi ủ được phân này, đã giảm khoảng 50% lượng phân hóa học, nếu có để làm nhiều hơn thì có thể thay thế hoàn toàn phân hóa học”, anh Tuấn khẳng định.

Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Cửu, ông Nguyễn Trần Phước Lộc cho biết, đến nay, huyện đã tổ chức cho hơn 2 ngàn lượt nông dân trên địa bàn huyện tham gia các lớp tập huấn về các vấn đề cơ bản trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đồng thời mở các đợt đào tạo nông dân phương pháp tự sản xuất, ứng dụng lợi khuẩn Probiotic (IMO) và nấm men rượu (MEVI) để tạo ra phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, xử lý ô nhiễm chuồng trại trong chăn nuôi, khử mùi rác, cống rãnh, nhà vệ sinh trong các trường học...

2de6ddbc57a88ef6d7b9

Nông dân ứng dụng IMO giúp giảm 50% chi phí sản xuất. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn chuyển giao công nghệ chế biến và bảo quản nông sản theo phương pháp tự nhiên với chi phí thấp (bảo quản trái cây dài ngày với nấm men, sấy năng lượng mặt trời, sản xuất mứt trái cây, chế biến sản phẩm lên men...). Để tạo đầu ra cho sản phẩm, huyện tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực tự quảng bá thương hiệu nông sản và đa dạng kênh bán hàng.

“Huyện không hỗ trợ bằng tiền mà Huyện ủy, Ủy ban có chính sách thuê đơn vị tư vấn, thuê chuyên gia về chuyển giao, đưa tất cả quy trình đến cho người dân. Với những nỗ lực cùng nông dân làm nông nghiệp sạch, đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 500 hộ nông dân ứng dụng IMO và MEVI vào sản xuất trồng trọt (ủ phân hữu cơ, làm thuốc BVTV sinh học) cho hơn 200ha cây ăn quả, rau màu. Hơn 70 hộ chăn nuôi, trang trại ứng dụng IMO và MEVI để xử lý môi trường chăn nuôi...

ab42753bff2f26717f3e

Ngoài IMO, người dân địa phương tích cực sử dụng phân chuồng ủ với men vi sinh để tăng hiệu quả sản xuất. Ảnh: Minh Sáng.

Hiện, toàn bộ 11 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Cửu đã đồng loạt ứng dụng IMO trong sản xuất, tạo nền tảng cho phát triển nền nông nghiệp sạch. Vĩnh Cửu đã và đang xây dựng, quy hoạch 9 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên các loại cây trồng như lúa, rau, xoài, các loại cây có múi... Trong các năm tiếp theo, huyện Vĩnh Cửu sẽ giới thiệu IMO đến 121 xã nông thôn toàn tỉnh Đồng Nai, tạo điều kiện cho nhiều nông dân cả nước tham quan thực tế mô hình”, ông Nguyễn Trần Phước Lộc nhấn mạnh.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, địa phương đã có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhất là đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI vào sản xuất trồng trọt. Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng là một trong 4 nhiệm vụ đột phá nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI.

Ngoài IMO, người dân địa phương tích cực sử dụng phân chuồng ủ với men vi sinh để tăng hiệu quả sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Nông dân Đồng Nai tích cực sử dụng phân chuồng ủ với men vi sinh để bón cho cây trồng. Ảnh: Minh Sáng.

Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, các địa phương đã có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhất là đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI (tự ủ phân hữu cơ, làm thuốc BVTV sinh học, xử lý chuồng trại chăn nuôi) vào sản xuất trồng trọt.

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 700 hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI vào sản xuất trồng trọt cho hơn 200ha cây ăn trái, rau màu; hơn 100 hộ chăn nuôi, trang trại ứng dụng kỹ thuật trên để xử lý môi trường trong chăn nuôi. Thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật IMO và MEVI vào sản xuất.

Minh Sáng

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Xem Thêm