Thứ hai, 14/04/2025 | 13:06 GMT +7
Hiện nay Đồng Tháp đang xác lập quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý xoài Cao Lãnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Công tác đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đặc sản địa phương theo các chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã có những thành tựu nổi bật. Điển hình là việc thực hiện thành công Dự án đăng ký xác lập quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài, một trong những nông sản chủ lực, thế mạnh của địa phương.
Điểm nổi bật nữa là các hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ dần đi vào chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trong và ngoài nước. Các chủ sở hữu nhãn hiệu đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối với tài sản trí tuệ của mình đặc biệt là trong hoạt động quản lý và phát triển nhãn hiệu.
Bên cạnh các chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện tốt công tác quản lý và phát triển, vẫn còn nhiều chủ sở hữu chỉ dừng lại ở việc đăng ký bảo hộ, công tác quản lý sử dụng và phát triển nhãn hiệu còn chậm được triển khai.
Sen và xoài là 2 sản phẩm đặc thù nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Trong năm 2022, tỉnh tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được phê duyệt, thực hiện dự án đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen.
Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy hoạt động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, phát huy vai trò của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp trong việc hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân nắm được yêu cầu về hồ sơ và trình tự đăng ký. Song song đó giới thiệu các đơn vị làm đại diện sở hữu công nghiệp có uy tín nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các sản phẩm, trí tuệ của tổ chức, cá nhân.
HÀ TĨNH Các nhà khoa học cho rằng, nông nghiệp công nghiệp đã 'hết thời', vì vậy cần có một cuộc 'đại tu' hoặc cuộc cách mạng theo hướng tôn thờ nông nghiệp sinh thái.
Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng lồ, kích thước 1,9mx1,9m, dày 0,8m, trọng lượng lên đến 1,6 tấn.
Mong muốn đưa nông sản quê hương vượt ra khỏi bản làng, nhiều phụ nữ Cơ Tu đã khởi nghiệp thành công nhờ tận dụng các nền tảng số.
Vùng chè Tân Cương sẽ gắn với không gian văn hóa trà cộng đồng, phát triển du lịch, dịch vụ, lấy chè làm trung tâm, làm động lực cho sự phát triển.