Thứ ba, 26/01/2021 | 02:24 GMT +7
Chiều 8/4, Cục Bảo vệ Thực vật tổ chức ký kết chương trình “Phát triển phân bón hữu cơ” với Công ty Phân bón Hợp Lực (thuộc TCty CP Nông nghiệp Hợp Lực).
![]() |
Buổi làm việc giữa Cục Bảo vệ Thực vật và Cty Phân bón Hợp Lực |
Đây là động thái nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm phân bón hữu cơ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng công bố và các quy định của nhà nước về quản lý phân bón.
Nội dung phối hợp giữa hai đơn vị bao gồm xây dựng và triển khai các mô hình canh tác sử dụng phân bón hữu cơ trên các đối tượng cây trồng như cà phê, hồ tiêu, cây có múi, thanh long với tổng diện tích khoảng 50ha trong niên vụ 2019 - 2020.
Đặc biệt, năm 2019, hai đơn vị sẽ triển khai ngay mô hình sản xuất thanh long chất lượng cao theo hướng hữu cơ tại xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Ông Lâm Bá Ngọc - Chủ tịch HĐQT TCty CP Nông nghiệp Hợp Lực cho biết: Mô hình này sử dụng phân bón hữu cơ chất lượng cao HL-54 với lượng bón 6 tấn/ha, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học để quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng.
![]() |
Ông Hoàng Trung (bên phải hàng trước) ký kết biên bản hợp tác với lãnh đạo Cty Phân bón Hợp Lực |
Hàng năm, dựa trên kế hoạch tổng thể, Cty Hợp Lực sẽ đàm phán với các đối tác và nông dân để ký kết hợp đồng thực hiện mô hình (bao gồm dự toán kinh phí chi tiết), trên cơ sở đó báo cáo Cục Bảo vệ Thực vật biết để tham gia theo dõi, chỉ đạo thực hiện và tuyên truyền.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: Theo định hướng của Bộ NN-PTNT, đến năm 2020, sản lượng phân bón hữu cơ sản xuất tại Việt Nam đạt 3 triệu tấn, nhằm cân đối tỷ lệ sử dụng phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Muốn thực hiện được điều này, doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc chuyển giao các công nghệ, sản phẩm mới để thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp của nông dân, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Cục Bảo vệ Thực vật khẳng định cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ở mức cao nhất, nhằm xây dựng và lan tỏa các mô hình sản xuất nông sản hữu cơ hữu ích, hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
![]() |
Thỏa thuận hợp tác giữa Cty Phân bón Hợp Lực và Cục Bảo vệ Thực vật được triển khai ngay trong năm 2019 |
Đó là câu chuyện hai vợ chồng làm trang trại ở Nghệ An. Do trồng trọt kiểu khác người nên bị nông dân trong vùng gọi là “hai đứa ngây”.
Từ những lợi thế đặc thù, tỉnh Lâm Đồng thực hiện đề án nông nghiệp hữu cơ và hướng đến đứng đầu cả nước ở lĩnh vực này vào 2025.
Organic Town – Gis Market là chợ phiên đầu tiên tại TP.HCM về các sản phẩm organic (hữu cơ) và Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập (GIS).
Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội, Công đoàn ngành NN-PTNT Hà Nội và Chuỗi thực phẩm sạch Organic Green ngày 2/10 ký kết phối hợp cung cấp thực phẩm an toàn theo chuỗi.
Các huyện trọng điểm như Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Thạch Hà, Kỳ Anh... (Hà Tĩnh) đã triển khai khá thành công một số mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Vinamilk vừa ký thành công hợp đồng xuất khẩu trị giá 1,2 triệu USD gồm 85 container sản phẩm sữa đậu nành hạt và trà sữa sang Hàn Quốc.
Trang trại 230 ha mít Thái và sầu riêng hảo hạng Musang King tại huyện Đăk Hà đạt chuẩn GlobalGAP thực sự tạo ra cú hích cho ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum.
Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng ký tên miền mang tên TraceThai.com cho sản phẩm gạo hữu cơ của nước này, coi đây là một đặc sản có giá trị cao.
Đó là cách thức liên kết giữa Tập đoàn Quế lâm và người dân Sóc Trăng trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.