Thứ năm, 07/11/2024 | 08:55 GMT +7
Vùng đất thuộc khu phố 12, phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) có hệ thống núi đá xen lẫn những ngọn đồi bát úp nối tiếp nhau tạo nên những thung lũng nhỏ. Tại đây, nhiều hộ dân đang ăn nên làm ra nhờ phát triển kinh tế vườn đồi và trang trại tổng hợp.
Bà Nguyễn Thị Sanh (67 tuổi ở khu phố 12, phường Bắc Sơn) lập nghiệp tại mảnh đất này đã hơn 30 năm. Ban đầu, trên vài ha đất tích tụ bà Sanh trồng chè, mía, gấc, sắn dây, chè. Tuy nhiên những cây trồng này không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng, trong khi đó sức lao động và chi phí bỏ ra khá lớn.
Dân có đất trồng trọt nhưng sao vẫn cứ nghèo? Câu hỏi ấy cứ ám ảnh trong đầu bà Sanh. Bởi vậy, ngoài công việc thường ngày, bà dành nhiều thời gian tham quan, học tập các mô hình trồng cây ăn quả trong và ngoài tỉnh, đồng thời tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do thị xã Bỉm Sơn, Hội Làm vườn Thị xã tổ chức nhằm tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sản xuất.
“Qua các lớp tập huấn, tôi được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả từ khâu chọn giống, cách trồng, tỉa cành tạo tán, kỹ thật bón phân ở từng thời kỳ sinh trưởng, từ đó áp dụng trực tiếp vào vườn cây ăn quả của gia đình, giúp cây khỏe, phát triển tốt, bền cây, cho năng suất, chất lượng quả tốt”, bà Sanh chia sẻ.
Năm 2015, bà Sanh tiếp tục vay 1,5 tỷ đồng để đầu tư cải tạo đất, làm hệ thống thủy lợi, mua giống cây ăn quả về trồng. Ban đầu ai cũng bảo vợ chồng bà liều vì ném tiền tỷ vào vùng đất cằn cỗi. Vậy nhưng sau hàng chục năm cải tạo, đến nay bà Sanh đã sở hữu vùng trồng cây ăn quả tươi tốt rộng 17ha.
Đáng nói là tại khu đồi, bà Sanh đã đầu tư hệ thống tưới nước bán tự động phủ đến cả vạn gốc cây ăn quả. Đó cũng là cách duy nhất để cây cam, quýt, bưởi chín muộn nơi đây phát triển xanh tốt quanh năm, không kém những nơi đất đai màu mỡ khác. Theo bà Sanh, chỉ riêng đầu tư hệ thống tưới đã tốn cả tỷ đồng bởi đây là vùng đồi khá cao, phải dùng máy bơm công suất lớn mới đẩy được nước thông qua đường ống lên tận đỉnh đồi.
Hiện nay, trên diện tích 17ha, bà Sanh trồng 5.000 gốc cam canh, 1.000 cây nhãn, 600 cây bưởi Diễn và bưởi da xanh. Ngoài ra, bà còn trồng gần 10ha dứa đang độ sinh trưởng... Ước vùng trồng cây ăn quả của bà Sanh cho thu nhập từ 5 - 6 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí, chủ vườn thu về khoảng 1 tỷ đồng.
Bà Sanh cho biết, vườn cây ăn quả của bà được thương lái ưa chuộng vì sản phẩm đảm bảo an toàn, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Thay vì sử dụng thuốc và phân bón hóa học, bà Sanh sử dụng các loại phân chuồng ủ mục và thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học để chăm sóc cây.
Bà Sanh cho biết đang triển khai nuôi lợn lai lòi và dê theo hình thức bán hoang dã gần chân núi Thung Cớn để tăng thu nhập.
“Phân bón được sử dụng cho vườn cây ăn quả đều là phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của đất, sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Đến thời điểm thu hoạch, sản phẩm sẽ được doanh nghiệp bao tiêu kiểm tra chất lượng, sau đó mới đóng gói và xuất bán", bà Sanh cho biết.
Ngoài bón phân theo thời vụ, dưới mỗi gốc cây, bà Sanh đặt hàng trăm bao phân chuồng hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây quanh năm. Với việc lựa chọn hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, sản phẩm trái cây trên vườn đồi của bà Sanh chưa bao giờ ế hàng. Vườn cây ăn quả của bà hiện tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.
THANH HÓA Bà Sanh mất hơn 30 năm cải tạo vùng đồi cằn thành những vườn cây ăn quả trù phú, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng.
BÌNH DƯƠNG HTX Tân Mỹ nổi bật trong ứng dụng công nghệ cao trồng bưởi hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
QUẢNG NINH Theo một số đơn vị trồng chè trên địa bàn huyện Hải Hà, nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, chè Hải Hà có hương vị thơm ngon, đậm đà hơn so với trước đây.
HẢI PHÒNG Khi được chủ vườn táo Đại Mật giới thiệu về việc tưới nước lợ cho quả thêm giòn, thêm đậm vị, tôi phải hỏi đi hỏi lại chị xem có nghe nhầm hay không.
THÁI NGUYÊN Để tăng giá trị sản phẩm, phát triển điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, HTX Trà Cao Sơn đang chuyển đổi phương thức sản xuất chè sang hữu cơ.
BÌNH PHƯỚC Cây măng tre canh tác hữu cơ rất dễ vì gần như chẳng có sâu bệnh hại, không phải dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, chỉ cần chú trọng bón phân hữu cơ.
KON TUM Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, ông Bùi Văn Quyển còn chú trọng sản xuất theo hướng hữu cơ, bảo vệ sức khỏe gia đình, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.