Thứ năm, 19/06/2025 | 03:43 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 16:42, 21/04/2021

Chuối Việt Nam đẩy chuối Philippines khỏi thị trường Trung Quốc

Từ đầu năm đến nay, khoảng 40% lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc là của Việt Nam và Campuchia, đồng thời đánh bật đối thủ truyền thống Philippines ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Công nhân đóng gói chuối xuất khẩu tại doanh nghiệp Longmate ở tỉnh Kampot, Campuchia. Ảnh: KhmerTimes

Công nhân đóng gói chuối xuất khẩu tại doanh nghiệp Longmate ở tỉnh Kampot, Campuchia. Ảnh: KhmerTimes

Tờ Business Mirror dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Nông dân trồng và Xuất khẩu chuối Philippines (PBGEA) cho biết, kim ngạch xuất khẩu chuối của nước này đã sụt giảm 15% do đại dịch Covid-19 làm tăng chi phí vận chuyển cùng nhiều khó khăn khác khiến mặt hàng trái cây khó bảo quản này mất nhiều thời gian mới đến được thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu chuối của Việt Nam và Campuchia tận dụng được lợi thế khoảng cách đưa mặt hàng chuối bù đắp thiếu hụt ở thị trường Trung Quốc. Thống kê của hải quan cho biết, từ đầu năm đến nay đã có gần 40% lượng chuối nhập vào thị trường Trung Quốc là của Việt Nam và Campuchia.

“Do Việt Nam và Campuchia ở gần thị trường Trung Quốc hơn nên họ đang từng bước đẩy chuối của Philippines ra khỏi thị trường Trung Quốc”, đại diện PBGEA cho biết.

Trong năm ngoái, gần 90% lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Philippines, trong khi chỉ có 10% sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam và Campuchia.

Ông Bakani, người đứng đầu PBGEA giải thích rằng, chi phí vận chuyển chuối nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung đã tăng 15% -20% trong năm nay và thời gian vận chuyển cũng tăng từ trung bình 25 ngày lên trung bình 30-33 ngày.

Nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong việc vận chuyển là do hàng hóa bị ùn ứ và tồn đọng tại các cảng của Trung Quốc và Singapore từ hồi cuối năm 2020, dẫn đến việc chậm trễ hơn nữa ở các công đoạn tiếp theo.

Sản phẩm chuối Việt Nam được chào đón ở thị trường Hàn Quốc. Ảnh: HAGL

Sản phẩm chuối Việt Nam được chào đón ở thị trường Hàn Quốc. Ảnh: HAGL

Theo ông Kabani, sự sụt giảm về khối lượng và giá trị xuất khẩu chuối của Philippines khiến người trồng chuối trong nước lo lắng. Dữ liệu cho thấy tổng lượng xuất khẩu chuối đã giảm 51% trong tháng 1, xuống chỉ còn 186.000 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 47% xuống còn 85 triệu USD.

Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chuối thu về lợi nhuận lớn nhất của Philippines, tuy nhiên nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu chuối của Philippines đã giảm 20,6% trong năm 2020, chỉ còn đạt 1,55 tỷ USD, trong khi chuối là sản phẩm xuất khẩu quan trọng thứ sáu của Philippines.

Từ hàng chục năm qua, Philippines liên tục là một trong năm nước xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới, với lượng xuất khẩu hàng năm đạt từ 2,85 đến gần 3 triệu tấn.

Số liệu năm 2018 cho biết, Philippines đã sản xuất khoảng 9,36 triệu tấn chuối trên diện tích 447.889 ha, với các giống chuối Cavendish chiếm khoảng 52% tổng sản lượng, Saba (27%) và Lakatan (10%).

Các vựa trồng chuối lớn là đảo Mindanao, vùng Davao, và thung lũng Cagayan.

Kim Long

Mê mẩn với vườn cây đa canh hơn 10 ha quanh năm rợp mát

Mê mẩn với vườn cây đa canh hơn 10 ha quanh năm rợp mát

GIA LAI Các thế hệ gia đình anh Vũ Văn Hiếu đã biến vùng đất khô cằn trở thành khu vườn sinh thái với nhiều loại cây trồng mát mẻ quanh năm, môi trường trong sạch.

Đưa nấm hữu cơ đi những con đường bền vững

Đưa nấm hữu cơ đi những con đường bền vững

PHÚ THỌ Từ 5kg nấm Việt lặn lội gom ở 7 tỉnh, giấc mơ nấm hữu cơ nảy mầm và được nuôi dưỡng bằng đam mê, kiên định và khát vọng theo đuổi nông nghiệp tử tế.

Hành trình ‘nuôi đất', giữ cỏ ở trang trại thấm nhuần triết lý thuận tự nhiên

Hành trình ‘nuôi đất', giữ cỏ ở trang trại thấm nhuần triết lý thuận tự nhiên

HÀ NỘI Giữa vùng đất ven đô Sóc Sơn, Dako Farm vươn lên từ đồi hoang khô cằn, trở thành mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu theo triết lý thuận tự nhiên.

Trồng rau má thủy canh, thu nhập 50 triệu đồng mỗi tháng

Trồng rau má thủy canh, thu nhập 50 triệu đồng mỗi tháng

QUẢNG NINH Rau má thủy canh gần như sạch tuyệt đối, lại tốt cho sức khỏe nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ lan tỏa ở Tiên Phước

Nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ lan tỏa ở Tiên Phước

QUẢNG NAM Phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, khép kín theo hướng tuần hoàn đang mang lại giá trị cao và bền vững cho nông sản Tiên Phước.

Vinh danh sâm Ngọc Linh

Vinh danh sâm Ngọc Linh

Kon Tum ‘Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh’ tại huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Canh tác hữu cơ, sầu riêng hết lo tồn dư kim loại nặng

Canh tác hữu cơ, sầu riêng hết lo tồn dư kim loại nặng

ĐẮK LẮK Canh tác theo hướng hữu cơ là giải pháp giúp sầu riêng bớt mối lo tồn dư kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi.

Tín hiệu vui cho nông sản

Tín hiệu vui cho nông sản

An Giang Trước kết quả hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang chia sẻ.

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

Mật ong Mù Cang Chải, ngọt thơm hương vị hoa rừng

YÊN BÁI Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được nhiều thực khách ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mang hương vị thơm ngọt của các loài hoa rừng tự nhiên trên các đỉnh núi cao.

Xem Thêm