Thứ tư, 09/10/2024 | 09:17 GMT +7
Ngày 4/8, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ Hoài lang năm 2022, với tổng số khách mời dự kiến khoảng 800 đại biểu của Trung ương, khu vực và các tổ chức quốc tế. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội cấp tỉnh, có sự tham gia của các tỉnh, thành phố Khu vực ĐBSCL và một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sự kiện diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2022 gồm nhiều hoạt động như: Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu năm 2022, từ ngày 27/11 đến ngày 29/11/2022 tại Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Liên hoan Nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu năm 2022, từ ngày 27 đến ngày 29/11 tại Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu.
Tổ chức không gian “Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng miền” gồm: Dân ca quan họ, Ca trù, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghệ thuật Bài chòi, Hát Chèo, Đờn ca tài tử Nam Bộ…
Ngoài ra, tổ chức ngày hội Tôm và Muối Bạc Liêu, từ ngày 28/11 gồm các sự kiện chính như: Tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành tôm và muối Bạc Liêu” tại Hội trường Nhà khách Tỉnh ủy Bạc Liêu, tổ chức hội thi ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Tôm và Muối Bạc Liêu”, phối hợp với Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam chế biến trên 100 món ăn được chế biến từ nguyên liệu tôm và muối Bạc Liêu để xác lập kỷ lục Việt Nam, tại Khu Du lịch sinh thái Hồ Nam.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (ngày 1/1/1997 - 1/1/2022). Thông qua các hoạt động của ngày hội nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh về “đất và người” Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và văn hóa, du lịch tỉnh nhà nói riêng.
Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đã công bố logo du lịch Bạc Liêu với thiết kế 3 hình ảnh chủ đạo xung quanh chữ “Bạc Liêu” gồm: Hình ảnh cây Đờn kìm, hình ảnh 3 chiếc nón lá và hình ảnh sóng lượn màu xanh được đặt dưới khẩu hiệu du lịch Bạc Liêu.
Theo đó, ý nghĩa hình ảnh cây Đờn kìm cách điệu là để khẳng định rằng Bạc Liêu là một trong những cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, gợi nhớ hình ảnh về nhạc sĩ Cao Văn Lầu – người sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang bất hủ.
Hình ảnh 3 chiếc nón lá cách điệu với 3 màu sắc được thiết kế đan xen vào nhau được bao trùm bởi cây Đờn kìm cách điệu và cũng là hình ảnh đại diện cho tinh thần đoàn kết của 3 dân tộc Kinh – Hoa - Khmer.
Bên cạnh đó, hình ảnh sóng gợn màu xanh nhằm liên tưởng đến hình ảnh miền sông nước, một đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, trong đó có Bạc Liêu với hệ thống sông ngòi chằng chịt phù hợp để phát triển du lịch sinh thái – nông nghiệp – nông thôn.
Với ý tưởng khẩu hiệu “Bạc Liêu – Hội tụ bản sắc văn hóa Phương Nam” nhằm định hướng phát triển Bạc Liêu trở thành một Phương Nam thu nhỏ với sự giao thoa và đa bản sắc văn hóa; qua đó tạo sự thu hút cho du khách khi tìm hiểu về Bạc Liêu và tạo cảm giác mong muốn được đến để trải nghiệm.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh: “Với chủ đề "Bạc Liêu tiềm năng và lợi thế phát triển", Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế, con người Bạc Liêu đến với bạn bè, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến. Mục đích cuối cùng địa phương hướng đến là xây dựng tỉnh Bạc Liêu ngày càng phát triển nhanh và bền vững, giúp cho đời sống của người dân được ấm no, hạnh phúc”.
Bà Rịa - Vũng Tàu Gần sát thành phố biển Vũng Tàu, đến làng chài Phước Hải, du khách có thể thỏa thích tận hưởng bầu không khí mát lành cùng món đặc sản hàu sữa ngon khó cưỡng.
Tại lễ hội ẩm thực yến sào Khánh Hòa, các đội thi đã tạo ra các món ăn mới lạ, sáng tạo, hấp dẫn và bổ dưỡng với nguyên liệu chính là yến sào…
HÀ NỘI Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam được tổ chức từ ngày 27 - 29/10.
Đầu năm 2022, Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) cho ra mắt một sản phẩm rất ‘độc lạ’, sữa chua dừa sáp sấy khô giòn tan.
Một điều thú vị là Nam bộ có những loại bánh nếp khá tương đồng với các loại bánh của các nước bạn.
Những ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày ở Văn Bàn (Lào Cai) chuẩn bị những nguyên liệu ngon nhất Tây Bắc để gói bánh truyền thống.
Cà Mau Tại ngày hội cua Cà Mau sẽ diễn ra cuộc thi ẩm thực với chủ đề “Hương vị cua Cà Mau” kết hợp việc xác lập kỷ lục 69 món chế biến từ cua.
Hà Nội Năm 2022 - 'Ngày của Phở 12-12' bước sang năm thứ 6, với chủ đề Phở Việt - Tinh hoa hội tụ, chương trình sẽ được tổ chức tại Nam Định từ 10-12/12.
Đến Tú Lệ mùa lúa chín nơi đâu cũng thấy thơm mùi cốm mới, mùi hương thơm ngào ngạt của lúa nếp tan. Đó là bí quyết làm cốm của người dân Tú Lệ.
Bún khô, mắm cá ruộng, bánh gai… là các sản phẩm ẩm thực đặc sản truyền thống ở các bản làng Tuyên Quang đang dần được khôi phục và gắn sao OCOP.