Thứ hai, 25/11/2024 | 10:06 GMT +7
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, nước ta hiện là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới sau Brazil, với tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 1,6 -1,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 - 2,8 tỷ USD.
Để đưa những giá trị của cà phê vào du lịch và mang đến cho du khách những trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa bản địa, tại Việt Nam, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam đang hỗ trợ 2 hợp tác xã (HTX) sản xuất cà phê tại TP. Gia Nghĩa xây dựng mô hình cà phê cảnh quan bền vững, kết hợp du lịch với đa dạng các trải nghiệm bao gồm: tham quan cà phê dưới tán rừng, trải nhiệm quy trình sản xuất và chế biến cà phê đặc sản, uống cà phê thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mua sắm các loại cà phê...
Ông Phạm Văn Thạch, Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Đắk Nông cho biết: “HTX Nông nghiệp hữu cơ Đắk Nông, xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) có vùng sản xuất 250 ha cà phê, được phát triển theo mô hình cảnh quan kết hợp du lịch. HTX thành lập từ năm 2017, sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ. Ngoài cà phê, các thành viên HTX còn trồng xen canh cây ăn trái, hồ tiêu, tạo hệ sinh thái đa tầng. HTX thiết kế đường, trồng hoa, cây ăn trái..., từng bước phục vụ du lịch theo hình thức canh nông. Hiện nay, HTX có thể đón khách thăm quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch từ nông trại của HTX rất đa dạng. Việc kết hợp du lịch sẽ là trải nghiệm mới mẻ và hy vọng sẽ thu hút được nhiều du khách”.
Đến thăm vườn cà phê cảnh quan của Dự án VnSAT Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị về quá trình sản xuất cà phê:
+ Từ tháng 01 đến tháng 07 hàng năm: du khách thăm quan vườn cà phê, tìm hiểu về cà phê kiến vàng nổi tiếng,
+ Từ cuối tháng 02 đến hết tháng 4 dương lịch: check in tại vườn khi hoa cà phê nở rộ, tham gia thu hái hoa cà phê làm trà, rang xay và thử nếm cà phê …
+ Từ tháng 10 – 12 dương lịch: Check in tại vườn cà phê chín, tham gia thu hoạch và thưởng thức quả cà phê chín tại vườn, cùng nông dân phơi cà phê trên sàng trong nhà màng, rang xay và thử nếm cà phê …
+ Vào các thời điểm khác trong năm: Du khách thăm quan vườn cà phê dưới tán rừng, tìm hiểu về các loại cà phê của Việt Nam đặc biệt là cà phê kiến vàng nổi tiếng chỉ có tại vườn cảnh quan VnSAT, trực tiếp tham gia quá trình rang xay và thử nếm cà phê…
Tây Nguyên là nơi tập trung sinh sống của 47 dân tộc, với những giá trị văn hóa mang tính đặc sắc từ kiến trúc, nét sinh hoạt, phong tục, tập quán và các lễ hội. Khai thác thế mạnh của cà phê trong du lịch cũng chính là khai thác những nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Chính vì vậy trong tháng 12/2021, Dự án VnSAT đã hỗ trợ đào tạo tập huấn về không gian văn hóa Tây Nguyên và biểu diễn Cồng chiêng cho 2 HTX để sẵn sàng cho công tác biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm cà phê khi khách đến thăm quan du lịch, Dự án VnSAT đã phối hợp với Công ty Golden Bean (Shin cà phê) sản xuất ra bộ sản phẩm mang thương hiệu Lanscape Coffe với mẫu mã bao bì đẹp mắt và mức giá dao động từ 3 USD – 10 USD/ sản phẩm. Những sản phẩm này sẽ được trưng bày ngay tại không gian trải nghiệm và nếm thử cà phê của 2 hợp tác xã VnSAT – Đăk Nông.
Bà Vũ Lê Anh, Giám đốc Công ty Du lịch Cỏ May cho biết, đơn vị đã lên phương án xây dựng sản phẩm du lịch cà phê từ năm 2015. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua chúng tôi chưa tìm được điểm đến nào có đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch với nhiều trải nghiệm thú vị như các vườn cà phê cảnh quan của dự án VnSAT. Điều khó khăn lớn nhất mà các khu vườn này đang gặp phải đó là giao thông đến Vườn còn khá chật chội và xe 45 chỗ chở khách đoàn phải dừng ngoài lộ và thả khách đị bộ khá xa vaò trải nghiệm vườn.
Theo ông Phạm Hùng Vỹ, Phó Giám đốc Dự án VnSAT Đắk Nông: “Các mô hình đã giúp người dân tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Mô hình cũng mở ra hướng phát triển mới là vừa làm nông nghiệp, vừa phát triển du lịch, tạo thêm nguồn thu nhập. Về du lịch, qua mô hình sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Ngoài thưởng thức cà phê, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, được giới thiệu về văn hóa sản xuất cà phê của người dân địa phương. Thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX đầu tư hạ tầng, kết nối, hình thành chuỗi liên kết sản xuất cà phê kết hợp du lịch".
Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.
ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.
HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.
Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.
QUẢNG NAM Việc thành lập Hội sâm Ngọc Linh và Hội quế Trà My nhằm nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm cho 2 loài cây dược liệu có giá trị của tỉnh Quảng Nam.