Thứ sáu, 13/12/2024 | 17:26 GMT +7
“Tôi đã làm và sẽ làm đến cùng”, bà Bùi Minh Phượng, Giám đốc Công ty TNHH Agripure Việt Nam, nói.
Sự ra đời của Công ty TNHH Agripure Việt Nam, ở phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là gánh nặng bởi bà phải tự thân xây dựng vùng trồng, chế biến và tìm đầu ra cho sản phẩm. Năm 2020, sản phẩm trà khổ qua rừng túi lọc và trà khổ qua rừng xắt lát được tỉnh cấp chứng nhận OCOP 4 sao. Bây giờ không còn là phép thử của riêng bà Phượng mà sản phẩm đã trở thành nguồn lực hỗ trợ sinh kế ở nông thôn.
“Năm 2016, rất tình cờ và bị thu hút khi húp tới muỗng canh khổ qua dồn cá thát lát cuối cùng ở Đà Lạt”, bà Bùi Minh Phượng kể lại. “Tôi đã xin những hột khổ qua rừng từ Tây Nguyên về trồng ở vườn nhà. Cây khỏe, cứ nối giàn tới đâu dây bò tới đó. Tài liệu khoa học nói với những đặc tính ưu việt, khổ qua rừng được xem là kỳ tích của thiên nhiên, giúp điều trị hiệu quả cho người mỡ máu cao và gan nhiễm mỡ… Thôi, đúng bệnh của tui rồi”, bà Phượng mừng như trúng số độc đắc.
Sau một thời gian dùng trà khổ qua rừng “tự sản tự tiêu’ - tuyệt nhiên, không dùng bất cứ loại phân thuốc hóa học nào, bà đi kiểm tra các chỉ số Cholesterol và Tryglycerid - Tất cả tuột xuống rất thấp. “Vui hơn trúng độc đắc lần thứ hai’, bà nói.
Thực ra, thị trường có nhiều sản phẩm chế biến sâu như trà, bột, rượu hoặc viên uống dạng thực phẩm chức năng từ khổ qua rừng. Là người luôn quan tâm sức khỏe, bà luôn nghĩ ngoài đời có nhiều người cần duy trì sức khỏe như mình nên dù quy mô nhỏ nhưng bà Phượng làm xưởng theo chuẩn HACCP, trang bị máy sấy, đóng gói trà túi lọc 5 trong 1 tự động hóa (tổ hợp 5 công đoạn được thực hiện liên tiếp nhau từ chiết rót bột trà, tạo túi giấy, xâu chỉ, dán tem và cuối cùng đóng bao ngoài). Sản phẩm được đóng gói tiện dụng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Chọn những trái đã già, màu xanh đậm không bị sâu bệnh, xắt thành những lát nhỏ cho vào lò sấy với nhiệt độ từ 50 - 65oC trong 10 11 tiếng. Kết quả từ 10kg nguyên liệu tươi còn 1kg thành phẩm. Khác với trà xắt lát, trà túi lọc được sản xuất từ dây, lá và trái khổ qua rừng phối trộn lại với nhau, bổ sung thêm cỏ ngọt để tạo hương vị, bà Phượng nói.
Hiện tại, vốn đầu tư cho nhà xưởng khoảng 2 tỷ đồng, sử dụng 100kg nguyên liệu tươi/ngày, 3 lao động vận hành máy móc. Nguồn nguyên liệu tự túc không đủ nên bà chủ động liên kết 3 nông hộ tại thị xã Bình Minh trồng thêm 6.000m2. Trước bà có thể cùng làm cỏ, vun gốc, “nỉ non” hướng dẫn cách giám sát sâu bệnh, cách ủ phân chuồng, phân hữu cơ, cách dùng màu sắc để bẫy côn trùng gây hại và cách trị sâu rầy bằng nước ngâm từ gừng, tỏi, ớt, rượu… Vì canh tác hữu cơ xưa và nay rất khác nhau nên cần người nói cho bà con hiểu. Vấn đề hiện nay là đơn hàng đang phục hồi, nhiệm vụ "bất khả thi" là không thể rỉ rã nói chuyện ngoài đồng mà cần có lớp học hướng dẫn bài bản, khép kín từ vùng nguyên liệu đúng chuẩn tới việc đưa hàng ra thị trường.
“Khi sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đầu mình muốn tạo thêm việc làm, “Hành động địa phương - tư duy toàn cầu", nhưng sau đại dịch Covid 19, tìm được nhân sự thạo việc ở nông thôn hết sức khó khăn”, bà Phượng tâm sự. "Đôi khi tôi cũng mệt mỏi, muốn bỏ cuộc. Hồi trước, sản phẩm trà khổ qua rừng bán rất chạy ở các cửa hàng đặc sản, các trạm dừng chân, các khu du lịch, đùng một cái đại dịch bùng phát, mọi thứ đứt gãy hết, nhân viên nghỉ việc. Một mình tôi trong tình cảnh như như vậy! Chưa kể tình trạng nơi khác trả lương cao hơn chút đỉnh thì người thạo việc bỏ đi hết”.
Tình trạng đứt gãy thách thức người từng tốt nghiệp ngành nông học, làm việc tại đơn vị liên doanh nước ngoài, làm trong dự án viện trợ quốc tế. Bà Phượng thú thiệt: "Mình còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh nên bao phen lên bờ xuống ruộng. “Bây giờ, ngày nào cũng nhận các cú điện thoại của khách hàng cũ, nghe nông dân liên kết nói, bạn bè động viên cứ làm từ cái tâm của mình đi, nên tôi lại thấy có thêm động lực”, bà Phượng nói.
“Hữu cơ là cách hướng sự quan tâm tới sức khỏe của đất. Các nông hộ nhỏ có thể tham gia vào mô hình PGS (Participatory Guarantee System - Hệ thống bảo đảm cùng tham gia), chỉ cần tập trung làm bài bản, làm theo quy trình đồng bộ, tự mình kiểm chứng rồi từng bước nâng cấp lên từ từ; sẽ phù hợp với những nông hộ quy mô nhỏ cùng tham gia”, chị Ino Mayu, điều phối viên chương trình Seed to Table, chia sẻ. “Quy trình đạt tiêu chuẩn PGS hay các tiêu chuẩn khác cũng vậy, không không quá khó. Vấn đề là làm từ cái tâm của mình".
Nga cảnh báo sẽ chỉ cung cấp lương thực và nông sản cho "bạn bè"
Với tư cách là nhà cung cấp lúa mì quan trọng cho thị trường thế giới, Nga sẽ xem xét lại nguồn cung cấp thực phẩm và nông sản, đưa ra một số quy tắc đơn giản nhưng quan trọng là liên quan đến an ninh lương thực tại Nga. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev vừa tuyên bố, Nga sẽ chỉ cung cấp lương thực cho các nước "thân thiện" trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây áp đặt lên Nga.
Campuchia sẵn sàng xuất khẩu nhãn tươi qua Trung Quốc
Theo Phnom Penh Post, sau chuối và xoài, nhãn tươi của Campuchia sắp được cấp phép để nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, nhưng sản lượng xuất khẩu thực tế có thể sẽ không lớn trong ngắn hạn vì năng lực xuất khẩu, cơ sở hạ tầng ở các vùng trồng còn nhiều hạn chế cũng như sự thiếu mặn mà trong quá trình đăng ký xuất khẩu từ các nhà vườn và các bên đóng gói.
Thái Lan lần đầu xuất trái cây sang Trung Quốc bằng đường sắt
Lô trái cây xuất khẩu (gồm 40 tấn sầu riêng và 20 tấn dừa) đã được vận chuyển từ Thái Lan đến Trung Quốc lần đầu tiên bằng tuyến đường sắt Trung - Lào vào ngày 27/3. Thái Lan đang là nguồn cung nông sản lớn nhất của Trung Quốc và việc vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường sắt rút ngắn thời gian vận chuyển chỉ còn 4 - 5 ngày, giảm chi phí so với vận chuyển theo đường biển hoặc đường bộ.
Trung Quốc đưa ra chiến lược thương mại hóa sản phẩm thịt nuôi cấy
Công ty CellX nghiên cứu thịt nuôi cấy (cell-based) của Trung Quốc vừa đưa ra chiến lược thương mại hóa sản phẩm thịt nuôi cấy với kế hoạch xây dựng nhà máy vào năm 2023, sau khi đã giảm chi phí sản xuất chỉ còn 1/10 so với giai đoạn ban đầu. Công ty này đang phát triển dòng sản phẩm có nguồn gốc thực vật (plant-based), thực phẩm lên men và thịt có nguồn gốc từ nuôi cấy tế bào (cell-based). Cần biết là Singapore đã chính thức cho thương mại hóa thịt nuôi cấy bằng tế bào từ tháng 12/2021.
Nam Nguyên (Nguồn BSAS)
Từ ngày 6 - 8/12, tại Trung tâm Thương mại GO! Thăng Long, Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024.
HÀ TĨNH Chưa năm nào giá cam giòn ở Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) cao như năm nay. Đầu vụ, hiện giá cam giòn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
ĐẮK NÔNG Từ nhiều năm nay, vườn tiêu của ông Hùng luôn đạt chuẩn hữu cơ do Tổ chức Control Union Hà Lan tại Việt Nam thẩm định, được thu mua giá cao hơn thị trường 25%.
HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Làm sao để đồ xôi thơm ngon, dẻo, hạt xôi căng bóng như ngoài hàng? Bạn nhất định phải 'bỏ túi' một số bí quyết dưới đây!
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.