Thứ bảy, 23/11/2024 | 02:32 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 10:23, 19/10/2023

Trồng mướp đắng rừng hữu cơ, xóa tư duy 'thân ai nấy lo'

THÁI NGUYÊN Việc thống nhất được bà con đồng lòng canh tác mướp đắng rừng theo hướng hữu cơ không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn xóa dần tư duy 'thân ai nấy lo'.
Một góc của cánh đồng mướp đắng rừng rộng 0,7ha của HTX Nông nghiệp Tiên Phong ở xã Yên Trạch (Phú Lương, Thái Nguyên). Ảnh: Quang Linh.

Một góc của cánh đồng mướp đắng rừng rộng 0,7ha của HTX Nông nghiệp Tiên Phong ở xã Yên Trạch (Phú Lương, Thái Nguyên). Ảnh: Quang Linh.

 

Đến cánh đồng trồng mướp đắng rừng (khổ qua rừng) được canh tác hữu cơ rộng 7.000m2 của HTX Nông nghiệp Tiên Phong ở xã Yên Trạch (huyện Phú Lương, Thái Nguyên), ai cũng phải tấm tắc bởi một màu xanh mướt mát, môi trường trong lành, ong bướm lúc nào cũng rập rờn.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiên Phong kể, trước kia, HTX hoạt động không hiệu quả, mỗi xã viên một định hướng, người muốn nuôi cá, người thích nuôi gà và trồng rau..., rất khó thống nhất để tìm hướng phát triển sản phẩm chủ lực. 

Ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiên Phong xã Yên Trạch chuẩn bị đưa mướp đắng rừng đi sấy. Ảnh: Quang Linh.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tiên Phong xã Yên Trạch chuẩn bị đưa mướp đắng rừng đi sấy. Ảnh: Quang Linh.

“Mặc dù vậy, tôi nhận thấy các thành viên HTX tuy khác nhau về định hướng phát triển sản phẩm, nhưng đều có chung mong muốn làm nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ để quá trình sản xuất không lãng phí thứ gì. Tôi đã nảy ra ý tưởng về trồng các cây dược liệu theo hướng hữu cơ, tận dụng phân ủ vi sinh từ những hộ chăn nuôi trong HTX. Từ đó, hình thành chuỗi sản xuất khép kín”, ông Toản cho hay.

Anh Lộc Văn Tịnh, thành viên HTX Nông nghiệp Tiên Phong chuẩn bị phân gà ủ với men vi sinh để bón cho vườn mướp đắng rừng. Ảnh: Quang Linh.

Anh Lộc Văn Tịnh, thành viên HTX Nông nghiệp Tiên Phong chuẩn bị phân gà ủ với men vi sinh để bón cho vườn mướp đắng rừng. Ảnh: Quang Linh.

Lên mạng tìm hiểu thông tin, ông Toản biết về giống mướp đắng rừng, đây không chỉ là loại rau phổ biến trong cuộc sống thường ngày, mà còn có những dược tính quan trọng tốt cho sức khỏe con người. Nếu canh tác tốt theo hướng hữu cơ, không chỉ sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng làm thực phẩm mà còn có thể đáp ứng được các yêu cầu để làm dược liệu.

Sử dụng số tiền tích cóp được của gia đình và vận động các xã viên cùng đầu tư, ông Toản đã cùng bà con mở rộng diện tích vườn mướp từ lúc chỉ trồng thử nghiệm 1.000m2, nay đã tăng lên gấp 7 lần và dự kiến sẽ chạm mốc 1ha vào năm 2024.

"Ban đầu bà con chưa tin tưởng đâu, mình cứ làm từ từ, những thành quả bước đầu đã giúp các xã viên tin tưởng và yên tâm sản xuất, đặt niềm tin vào mình", ông Toản nhớ lại.

Nhờ canh tác hữu cơ nên thời gian cho thu hoạch của mướp đắng rừng kéo dài hơn. Ảnh: Quang Linh.

Nhờ canh tác hữu cơ nên thời gian cho thu hoạch của mướp đắng rừng kéo dài hơn. Ảnh: Quang Linh.

Cánh đồng mướp đắng rừng của HTX đang sử dụng hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ vi sinh ủ từ nguồn phân chuồng của trang trại anh Lộc Văn Tịnh (cùng xã). Việc không sử dụng phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vừa giúp bà con giảm được chi phí khi giá phân bón hóa học tăng cao, vừa giúp cải tạo đất.

Bà con xã viên bón phân hữu cơ vi sinh cũng không lo bón "quá tay" khiến cây bị chết, không lo đất bị chua... Nhờ những lợi ích của phân hữu cơ vi sinh và sự chăm sóc tỉ mẩn của bà con xã viên, mỗi tháng HTX Nông nghiệp Tiên Phong thu về khoảng 1,5 tấn mướp đắng rừng tươi. Để tận dụng dinh dưỡng và diện tích trống dưới giàn mướp, HTX còn trồng thêm các loại cây dược liệu như khôi nhung, địa liền…

Bẫy ruồi bằng chế phẩm sinh học tại cánh đồng mướp. Ảnh: Quang Linh.

Bẫy ruồi bằng chế phẩm sinh học tại cánh đồng mướp. Ảnh: Quang Linh.

Để canh tác theo hướng hữu cơ, thay vì sử dụng các loại bẫy ruồi, bẫy côn trùng bằng chất hóa học, HTX chỉ sử dụng các loại bẫy ruồi được tạo thành từ các chế phẩm vi sinh do cán bộ khuyến nông địa phương hướng dẫn.

Với sự hỗ trợ của Phòng NN-PTNT huyện Phú Lương, HTX đã đầu tư máy sấy mướp đắng trị giá 30 triệu đồng, máy nghiền bột 12 triệu đồng, máy băm 7 triệu đồng. Sản phẩm mướp đắng rừng sấy khô thường được khách hàng mua về để đun nước uống hàng ngày với nhiều công dụng tuyệt vời như hỗ trợ điều trị các bệnh gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, béo phì... Nhờ canh tác hoàn toàn theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thuốc diệt cỏ... nên sản phẩm mướp đắng rừng của HTX đảm bảo an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng, đánh giá cao.

Sau khi thu hoạch, các xã viên sẽ phân loại chất lượng trái để sấy khô hoặc bán tươi. Ảnh: Quang Linh.

Sau khi thu hoạch, các xã viên sẽ phân loại chất lượng trái để sấy khô hoặc bán tươi. Ảnh: Quang Linh.

Ông Nguyễn Văn Biểu, Chủ tịch UBND xã Yên Trạch cho biết, mô hình trồng thâm canh mướp đắng rừng hữu cơ không chỉ giúp bà con trong xã tiếp cận với cây trồng mới cho thu nhập cao, mà còn thay đổi tư duy, trình độ sản xuất của nông dân theo hướng hữu cơ, sinh thái, thân thiện với môi trường. Việc HTX Nông nghiệp Tiên Phong quy tụ được bà con cùng thống nhất một quy trình canh tác hữu cơ cũng xóa dần tư tưởng "thân ai nấy lo, mạnh ai nấy sống" vốn đã ăn sâu.

Thời gian tới, địa phương sẽ vận động bà con mở rộng diện tích, kết nối HTX Nông nghiệp Tiên Phong với các doanh nghiệp để tiếp đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm mướp đắng rừng của địa phương.

Quang Linh

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 - 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường từ 20 - 30% do áp dụng quy trình canh tác hữu cơ.

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh hơn so với trước đây.

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu 'cách mạng một cọng rơm'

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải miết đi tìm mồi trong các kẽ lá.

Xem Thêm