Thứ hai, 02/12/2024 | 14:20 GMT +7
Ăn cá sấu không phải là chuyện mới - thịt của loài bò sát này được tiêu thụ ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng tại Thái Lan, nhu cầu về thịt cá sấu đã bùng nổ khi người tiêu dùng địa phương bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn tăng đột biến.
Trung bình mỗi tháng có khoảng 20.000 con cá sấu bị giết thịt ở Thái Lan để lấy thịt, con số này đã tăng gấp đôi trong những tháng gần đây, truyền thông địa phương đưa tin trong tuần này. Nhu cầu gia tăng này gắn liền với sự sụt giảm nguồn cung thịt lợn đã trở nên tồi tệ hơn trong năm qua. Sự sụt giảm mạnh nguồn cung thịt lợn bị suy đoán là do sự bùng phát dịch bệnh chết người chưa được báo cáo của đàn lợn của Thái Lan.
Với việc người dân Thái Lan tìm thịt cá sấu thay thế cho thịt lợn, những người chăn nuôi cá sấu vui mừng hoan nghênh làn sóng mới này. Chủ trang trại cá sấu Wichai Rungtaweechai nói với Bangkok Post rằng mỗi con cá sấu cho khoảng 12 kg thịt và mặc dù các bộ phận khác nhau của chúng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, nhưng phần trên của đuôi là ngon nhất và bán chạy nhất. Những người nông dân và những người đã ăn thử cho biết thịt cá sấu có vị tương tự như thịt gà.
“Vì thịt lợn đắt nên nhiều người chuyển sang ăn thịt cá sấu, rẻ hơn và ngon hơn. Thịt cá sấu cũng ít chất béo và nhiều protein”, Wichai nói.
Thịt cá sấu được bán lẻ với giá 105 baht (khoảng 3 USD)/kg và bán buôn thấp nhất là 70 baht (khoảng 2 USD)/kg. Thịt lợn, loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất của vương quốc Thái Lan, hiện có giá 200 baht (hơn 6 USD)/kg do nguồn cung giảm dần. Mức này cao hơn nhiều so với thời điểm giữa năm 2021, khi mức giá cao nhất là 140 baht/kg.
Giới chức ngành chăn nuôi lợn Thái Lan thậm chí dự báo nhiều khả năng giá thịt lợn có thể sẽ sớm tăng lên mức 300 baht/kg, tức xấp xỉ 9 USD cho mỗi kg.
Việc các nhà chức trách Thái Lan xác nhận một trường hợp mắc bệnh tả lợn châu Phi vào tuần trước có nguy cơ gây thêm nhiều thiệt hại cho những người chăn nuôi lợn và đẩy giá thịt lợn lên cao hơn nữa.
Trang trại của ông Wichai ở tỉnh Nakhon Pathom đã chứng kiến người dân địa phương và khách du lịch đổ xô mua thịt cá sấu kể từ khi chính quyền Thái Lan báo cáo trường hợp mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được xác nhận vào ngày 11/1.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh do virus rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến lợn nhà và lợn rừng, có thể gây ra cái chết gần như chắc chắn cho động vật, nhưng không gây hại cho con người. Virus bệnh dịch tả lợn châu Phi này rất nguy hiểm, có thể tồn tại lâu ngoài môi trường, tồn tại trên nhiều bề mặt và thậm chí cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến.
Dịch tả lợn châu Phi đã được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới, dẫn đến cái chết của 6,7 triệu con lợn kể từ năm 2018 và khiến giá thịt lợn tăng mạnh. Ở châu Á, dịch tả lợn châu Phi đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước láng giềng của Trung Quốc và Thái Lan là Campuchia, Việt Nam và Lào.
Trong nhiều năm, Thái Lan đã gây tranh cãi khi bác bỏ tuyên bố về một đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở trong nước và bị cáo buộc che đậy để tránh gây thiệt hại cho ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của họ, thay vào đó quốc gia này đổ lỗi cho cái chết của hàng nghìn con lợn là do virus của các loại bệnh khác.
Nhưng sau khi xác nhận trường hợp mắc bệnh tả lợn châu Phi chính thức đầu tiên, hiện nay ở Thái Lan rộ lên suy đoán rằng các đàn gia súc đã bị dịch bệnh trong một thời gian, và đây là lý do tại sao giá thịt lợn vẫn tăng đều đặn.
Vào ngày 15/1 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp của Thái Lan là Prapat Pothasuthon cuối cùng cũng đã phải thừa nhận các ca tử vong do bệnh tả lợn châu Phi gây ra có thể thúc đẩy giá thịt lợn tăng đột biến, nhưng cũng có thể do các nhà cung cấp khan hàng trong các tháng lễ hội như tháng 11 và tháng 12.
* Trong một diễn biến có liên quan, hiện nhu cầu thịt gà của vương quốc Thái Lan cũng đang tăng vọt. Cục Nội thương (thuộc Bộ Thương mại) Thái Lan hôm 11/1/2022 đã thông báo rằng họ sẽ giữ giá thịt gà trong ít nhất sáu tháng để giữ giá thực phẩm trong tầm kiểm soát.
Cụ thể, Cục trưởng Cục Nội thương Thái Lan Wattanasak Sua-iam cho biết người chăn nuôi, thương nhân và nhà xuất khẩu gà đã nhất trí giữ giá gà sống và gà thịt cho đến tháng 6, trong khi Cục Phát triển chăn nuôi và người chăn nuôi gà sẽ tìm cách tăng sản lượng gà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thái Lan là quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn, sản xuất khoảng 2,9 triệu tấn thịt hàng năm, với khoảng 1,3 triệu tấn tiêu thụ trong nước.
(Theo Vice, Bangkok Post)
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.
HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.
Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.
QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...
Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).