Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:06 GMT +7
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ gắn bó trên nhiều phương diện.
Năm nay, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao (18/01/1950-18/01/2020), ghi nhận hàng loạt thành quả tốt đẹp trong quan hệ láng giềng, hữu nghị, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước.
Trong hợp tác thương mại, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc trên toàn cầu, đứng đầu trong ASEAN (xuất khẩu đứng thứ 5 và nhập khẩu đứng thứ 9).
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (là thị trường xuất khẩu đứng thứ 2 và đứng đầu về nhập khẩu của Việt Nam).
Trong giai đoạn 2010 - 2019, thương mại song phương hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã có bước phát triển quan trọng. Kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước tăng bình quân 17,6%/năm, đưa quy mô trao đổi từ 27,32 tỷ USD năm 2010 lên 116,93 tỷ USD năm 2019.
Việc ký kết Hiệp định RCEP vừa qua sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp hai bên đã ký 13 văn kiện nhằm thúc đẩy thương mại nông sản hai nước. Việt Nam và Trung Quốc có sự bổ trợ chặt chẽ cho nhau. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm như: thực phẩm, cây công nghiệp, rau quả nhiệt đới, thủy sản.
Ngược lại, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng là vật tư và thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm ôn đới, hàng nông sản chế biến.
Theo thống kê, giai đoạn 2010 - 2019, kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản giữa 2 nước tăng trưởng bình quân 15%/năm, đạt 15,7 tỷ USD năm 2019.
Trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, trong 10 tháng qua đầu năm 2020, kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc vẫn đạt 11,2 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 8,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,9 tỷ USD.
Tại buổi họp trực tuyến với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Nghê Nhạc Phong, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc cá nhân ông Nghê Nhạc Phong và các đồng nghiệp đã tích cực hỗ trợ thúc đẩy ký trực tuyến Nghị định thư về xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc; đồng ý, và chỉ đạo cấp kỹ thuật của hai bên tiến hành các biện pháp đánh giá, thẩm định trực tuyến hoặc qua video đối với sản phẩm tổ yến của Việt Nam.
Đây là thực tế sinh động cho mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa hai cơ quan; và là việc làm rất thiết thực để khắc phục những khó khăn trong điều kiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Đồng thời, đây cũng là kinh nghiệm rất tốt và hữu ích.
Vì vậy, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phối hợp với phía Việt Nam ưu tiên áp dụng hình thức trực tuyến trong đánh giá thực địa và ký kết văn bản để thúc đẩy mở cửa thị trường cho thương mại nông sản, thủy sản giữa hai nước.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai tốt nhất để kiểm soát Covid-19 với nhiều kết quả tích cực, được các nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
“Việt Nam đang áp dụng các biện pháp phù hợp, hiệu quả khống chế Covid -19, kiểm soát chuỗi thực phẩm theo khuyến cáo của FAO và WHO. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác tích cực từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để ưu tiên phân luồng cho nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tại buổi họp, hai bên cũng thảo luận các vấn đề nhằm thúc đẩy thương mại nông sản hai nước, gồm:
- Đối với các sản phẩm trồng trọt: Hiện nay, Trung Quốc đã tiếp tục mở cửa thị trường xuất khẩu cho 9 nhóm sản phẩm của Việt Nam (xoài, vải, nhãn, chôm chôm, dưa hấu, thanh long, mít, măng cụt, chuối, thạch đen). Gần đây, Việt Nam đã gửi hồ sơ hoàn chỉnh cho phía Trung Quốc để mở cửa thị trường sầu riêng và khoai lang.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét áp dụng linh hoạt hình thức kiểm tra trực tuyến hoặc qua video như cách làm với tổ yến. Sau đó, đề nghị các phía Trung Quốc ưu tiên cấp phép thêm cho sản phẩm bưởi và chanh leo phía Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ.
- Đối với các sản phẩm chăn nuôi:
+ Tổ yến: Phía Trung Quốc đã đồng ý thực hiện kiểm tra hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng tổ yến của Việt Nam bằng hình thức trực tuyến. Ngay sau khi đánh giá trực tuyến trong tháng 12/2020, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc đẩy nhanh các thủ tục tiếp theo như ký Nghị định thư, thống nhất Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, và cấp mã số cho doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu.
+ Sản phẩm sữa: Các cơ quan chức năng Trung Quốc đã phối hợp tích cực trong việc cấp phép cho 5 nhà máy của Việt Nam xuất khẩu sữa vào Trung Quốc trong thời gian qua. Đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ và ưu tiên xem xét cấp phép thêm một số nhà máy trong số 11 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu sữa sang Trung Quốc mà chúng tôi đã gửi hồ sơ.
+ Bột cá và dầu cá: Hiện có 14 doanh nghiệp sản xuất bột cá và dầu cá của Việt Nam được Tổng cục Hải quan Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu. Trong thời gian tới, đề nghị phía Trung Quốc lưu ý gia hạn cho 14 doanh nghiệp này, và xem xét cấp phép thêm cho cho 9 doanh nghiệp đã gửi hồ sơ đăng ký.
- Đối với các sản phẩm thủy sản:
Hiện nay, Trung Quốc đã công nhận 750 cơ sở chế biến thủy sản, 7 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 69 cơ sở nuôi; 128 loại sản phẩm thủy sản, 48 loài thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đề nghị phía Trung Quốc xem xét bổ sung thêm 54 doanh nghiệp chế biến thủy sản, 05 cơ sở bao gói cua, tôm hùm và 05 sản phẩm (nghêu trắng đông lạnh, tôm sú ướp đá, tôm thẻ chân trắng ướp đá và sứa ướp muối và cá bống bớp sống) vào danh mục được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.
Đồng thời, các đơn vị kỹ thuật của hai bên tích cực phối hợp để thống nhất các tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, sử dụng kháng sinh, chất phụ gia, chất bảo quản đối với thương mại thủy sản giữa 2 nước.
Để duy trì ổn định kinh tế - xã hội và sinh kế của cư dân 2 nước tại khu vực biên giới trong thời gian trước mắt khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tránh gây đứt đoạn và duy trì ổn định thương mại nông sản, thủy sản biên giới.
Đồng thời, đề nghị Tổng cục Hải quanTrung Quốc và các cơ quan liên quan của 2 nước thiết lập đường dây nóng nhằm phối hợp kịp thời xử lý ùn tắc nông sản tại cửa khẩu.
Để thúc đẩy mạnh mẽ thương mại NLTS, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, hai bên đã bàn thảo cơ chế phối hợp thường xuyên và chặt chẽ hơn, cùng nhau thúc đẩy việc triển khai Hiệp định đối tác toàn diện khu vực.
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.
HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.
Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.
QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...
Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).