Thứ bảy, 11/05/2024 | 17:46 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 06:30, 13/11/2023

Tăng cường quản lý, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Ảnh: ĐB.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Ảnh: ĐB.

Tăng cường tập huấn, giám sát

Để nâng cao nhận thức về sản xuất, sử dụng thực phẩm an toàn trong cộng đồng, từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa đã tích cực thực hiện lồng ghép các hoạt động chuyên môn với công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức.

Theo đó, trong 10 tháng đầu năm nay, Chi cục đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 4 lớp đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ phụ trách công tác an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó, tổ chức 13 lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra Chi cục còn phối hợp tổ chức treo 400 tờ phướn, tuyên truyền tại các tuyến đường chính trên địa bàn tỉnh nhân tháng hành động về an toàn thực phẩm năm 2023.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa cũng đã tiến hành thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 341 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý. Kết quả, 337 cơ sở chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, 4 cơ sở chưa đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (xếp loại C). Đối với các cơ sở xếp loại C, Chi cục yêu cầu tạm ngừng cung cấp thực phẩm ra thị trường, khắc phục các điều kiện chưa đạt để tiến hành thẩm định, đánh giá lại theo quy định.

Táo của hợp tác xã Táo Cam Thành Nam (TP Cam Ranh). Ảnh: KS.

Táo của hợp tác xã Táo Cam Thành Nam (TP Cam Ranh). Ảnh: KS.

Ông Chu Đức Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa cho biết, hoạt động lấy mẫu giám sát, cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm được đơn vị thực hiện thường xuyên. Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tiến hành lấy 175 mẫu để phân tích các chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý. Kết quả 164 mẫu đạt yêu cầu  (tỷ lệ 96,5%); 6 mẫu không đạt và 5 mẫu chưa có kết quả. Ngoài ra, lực lượng đã tiến hành thanh tra 2 đợt với hơn 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo kế hoạch và lấy 12 mẫu thực phẩm để phân tích các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý theo quy định. Kết quả, 1 cơ sở bị xử phạt 4 triệu đồng vì vi phạm hành chính.

Đẩy mạnh mô hình chuỗi sản xuất an toàn

Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm là vấn đề được Chi cục quan tâm. Cụ thể, năm 2023, Chi cục tiếp tục triển khai nhân rộng, phát triển mô hình chuỗi cung cấp trái cây an toàn theo VietGAP gồm: sầu riêng, măng cụt (Khánh Sơn) và táo của hợp tác xã Táo Cam Thành Nam (TP Cam Ranh). Các mô hình chuỗi dự kiến đánh giá chứng nhận VietGAP vào tháng 12 tới.

Sầu riêng ở huyện miền núi Khánh Sơn. Ảnh: KS.

Sầu riêng ở huyện miền núi Khánh Sơn. Ảnh: KS.

Do đó có thể nói đến nay các chuỗi cung ứng nông thủy sản an toàn tiếp tục được hình thành và phát triển. Một số doanh nghiệp, đơn vị, hợp tác xã đầu tư sản xuất - kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi khép kín, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng cả trong và ngoài tỉnh như Công ty Thành Hưng ở Khánh Sơn cung cấp sầu riêng tươi, sầu riêng sấy; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cường Long Phát (Diên Khánh) cung ứng thịt heo; Hợp tác xã rau Ninh Đông (TX Ninh Hòa) cung cấp rau củ quả; Hợp tác xã tỏi Vạn Hưng (Vạn Ninh) cung cấp tỏi; hộ kinh doanh cơ sở giết mổ Hiến Gà (TP Cam Ranh) cung cấp thịt gà…

Theo ông Chu Đức Hùng, thời gian qua công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đã phát huy hiệu quả. Những vấn bức xúc về thực phẩm nông lâm thủy sản không an toàn trên địa bàn tỉnh dần được kiểm soát và giảm cả số lượng, mức độ, hiện tượng. Tuy nhiên ngoài những kết quả đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản vẫn còn nhiều thách thức.

Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức, hành động của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, ông Hùng cho rằng, các địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh phát triển sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị để tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu.

Cùng với đó, hàng năm cần tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống kiểm soát chất lượng cho lực lượng quản lý bảo đảm đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Theo ông Chu Đức Hùng, thời gian qua đơn vị cũng quan tâm, phối hợp với các đơn vị liên quan, hỗ trợ, vận động các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu, liên kết tiêu thụ nông sản tại TP.HCM và Hà Nội. Cũng như phối hợp tổ chức phiên chợ nông sản thực phẩm an toàn năm 2023 và hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk.

Đức Bình

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ

Kiên Giang Theo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến năm 2025 tỉnh này phát triển 7.000ha trồng trọt hữu cơ.

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Học hỏi nông nghiệp tiết kiệm nước từ văn hóa của Israel

Chính từ khóa 'văn hóa tiết kiệm nước' của Israel bên cạnh yếu tố công nghệ và tài chính đã giúp nước này phát triển các ý tưởng tưới tiêu đỉnh cao.

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

Chiến khu xưa chuyển mình sang sản xuất hữu cơ

ĐỒNG NAI Do nhu cầu về nông sản an toàn ngày càng tăng cao, không ít nông dân xã Phú Lý đã ý thức chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hướng hữu cơ.

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, đặt nền móng cho sản xuất hữu cơ

NGHỆ AN Nâng cao năng suất, chất lượng, cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái là những giá trị mà mô hình áp dụng IPHM mang lại.  

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

Những vườn bưởi tiền tỷ ở vùng đất gò đồi

QUẢNG BÌNH Nhờ canh tác trồng bưởi theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ dân có thu nhập tiền tỷ từ vùng đất gò đồi trước đây sản xuất kém hiệu quả.

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh

Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Xem Thêm