Thứ tư, 20/11/2024 | 19:37 GMT +7
Hiện diện tích dừa cả nước khoảng 188.000 ha, sản lượng khoảng 1,9 triệu tấn. Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 77.000 ha, tương đương hơn 40% diện tích dừa cả nước, với sản lượng hàng năm ước khoảng 670.000 tấn, chiếm 35%.
Theo thống kê, khoảng 2/3 số hộ dân sinh sống tại Bến Tre đang trồng dừa và tạo ra trên 200 sản phẩm làm từ cây dừa, đem lại nguồn thu lớn cho người dân và kinh tế của tỉnh. Gần như mọi bộ phận của cây dừa đều có thể phục vụ cho con người như: lá dừa làm chổi, vách nhà, thân dừa có thể làm ván, bàn ghế, tủ, sọ dừa làm gáo, các loại nhạc cụ, thủ công mỹ nghệ…
Bến Tre đang có trên dưới 100 doanh nghiệp xuất khẩu, giúp kim ngạch ngành dừa của tỉnh đạt 300 triệu USD. Tỉnh đặt mục tiêu ngành dừa đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD vào năm 2025. Để hiện thực điều này, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND Bến Tre cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của địa phương.
"Bến Tre sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dừa, chế biến thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng và các ngành công nghiệp có tiềm năng. Đây là biện pháp tỉnh định hướng để hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình trồng dừa hiệu quả, tăng cường liên kết trồng dừa gắn kết với doanh nghiệp bao tiêu", ông Cảnh nói.
Cụ thể, Bến Tre phấn đấu, giá trị sản xuất, chế biến dừa tăng bình quân từ 17,2%/năm, chiếm tỷ trọng 17,3% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,6%/năm và chiếm 38,5% kim ngạch xuất khẩu.
Trước mắt, tỉnh tập trung rà soát các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công phục vụ cho việc đầu tư thay đổi quy trình công nghệ, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất. Về lâu dài, Bến Tre định hướng trở thành trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ dừa của tiểu vùng Duyên hải phía đông Đồng bằng sông Cửu Long.
Một loạt thời cơ mở ra, nhưng Bến Tre hiện vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng từ cây dừa. Thu nhập bình quân của người trồng dừa mới đạt từ 60-68 triêu đồng/ha/năm. Con số này khá khiêm tốn so với một số loại cây ăn trái khác trong khu vực. Bên cạnh đó, khó khăn của tỉnh Bến Tre còn là diện tích canh tác của hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ, với bình quân diện tích trồng dừa của mỗi hộ chỉ khoảng 0,4 ha.
Khá nhiều hộ trồng dừa tại Bến Tre đang lựa chọn phương án trồng xen với một vài loài cây khác. Trong đó, gia đình ông Nguyễn Văn Túy, xã Phú Túc, huyện Châu Thành sở hữu vườn dừa rộng 2,5 ha đang trồng xen với ca cao. Nhờ cây dừa che bớt lá, năng suất ca cao cho trái nhiều hơn hẳn so với trồng thuần mỗi ca cao.
Với mô hình này, gia đình ông Tuý có thể đạt doanh thu lên tới 150 triệu/năm. Bên cạnh đó, 2 loại cây dừa và ca cao cũng bổ trợ cho nhau trong quá trình sinh trưởng nên hiệu quả đạt được khá bền vững. Ngoài ca cao, một loại cây nữa cũng ưa bóng dừa là cây có múi.
"Trong đợt hạn mặn lịch sử vào năm 2015, đầu năm 2016 tại Đồng bằng sông Cửu Long, cây dừa đã cho thấy sự thích ứng với hạn mặn. Nhiều loại cây ở độ mặn lớn hơn 2 phần nghìn có thể đã chết nhưng cây dừa vẫn sống và cho quả, kể cả khi độ mặn lên 5 phần nghìn", ông Túy nhớ lại.
Đến nay, trung bình mỗi năm sản lượng dừa của Bến Tre đạt hơn 500 triệu quả. Với sản lượng lớn như vậy, việc tăng cường hoạt động sản xuất, chế biến dừa và đẩy mạnh xuất khẩu được xem là giải pháp toàn diện và ổn định thu nhập của người nông dân, cũng như nâng cao giá trị các sản phẩm từ dừa của tỉnh trên thị trường thế giới.
Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre đánh giá, việc nâng cao năng lực chế biến, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn từ dừa sẽ giúp Bến Tre đa dạng hoá, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm nhiều hơn cho bà con.
"Vấn đề ở đây là phải tổ chức sản xuất, làm sao để bên tiêu thụ và chế biến gặp gỡ nhau, người nông dân sẽ bớt đi được các bên trung gian, doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn nguyên liệu", ông Tuấn chia sẻ.
Theo ông Tuấn, ngành công nghiệp chế biến dừa tại Bến Tre đang tạo việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động. Đây là bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ lệ công nghiệp dịch vụ của Bến Tre so với nông nghiệp.
Cây dừa được các nhà khoa học khẳng định là thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nếu loại cây này không mang lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho người dân, khả năng phát triển của cây dừa bị bỏ ngỏ.
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.
HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.
Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...
BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.
Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.
QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...
Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).