Thứ năm, 12/12/2024 | 05:29 GMT +7
Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi bao gồm Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade), Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cùng các chuyên gia độc lập sẽ căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá các mẫu thiết kế, bao gồm: ý tưởng của mẫu thiết kế, sự độc đáo sáng tạo của mẫu thiết kế, thể hiện được đăng trưng giá trị sản phẩm cà phê Việt Nam, phù hợp với thẩm mỹ văn hóa Việt Nam.
Thời gian nhận bài dự thi sáng tác biểu trưng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” từ ngày 12/8/2020 đến 17 giờ ngày 14/9/2020 (thời gian gửi bài tính theo dấu bưu điện nơi gửi). Bài dự thi gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện về: Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn. Địa chỉ: Số 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 024.37624191. Email: rudec@ipsard.gov.vn.
Cuộc thi có tổng giải thưởng trị giá 60 triệu đồng, trong đó có 01 giải Nhất trị giá 40 triệu đồng và 02 giải Nhì mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Thể lệ và quy chế cuộc thi được đăng tải chính thức tại 03 địa chỉ website là: www.ipsard.gov.vn; www.vicofa.org.vn; www.chebien.gov.vn hoặc www.agrotrade.gov.vn.
Ông Nguyễn Vũ Quang, Phó Viện trưởng Ipsard cho biết, Việt Nam là một nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Năm 2019, diện tích canh tác cà phê của Việt Nam gần 684.000ha, sản lượng cà phê nhân đạt xấp xỉ 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,75 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Cà phê nhân của Việt Nam hiện được xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên 14% thị phần cà phê nhân của thế giới.
Hiện nay, Bộ NN-PTNT là đơn vị chủ quản triển khai Dự án khoa học công nghệ “Hoàn thiện công nghệ sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm cà phê và xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao” thuộc Đề án phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.
Trong khuôn khổ của Dự án, Ipsard được giao chủ trì, phối hợp với Vicofa và Agrotrade triển khai xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” cho 3 nhóm sản phẩm là: Cà phê nhân, cà phê rang và cà phê bột.
Song song với các hoạt động xây dựng tiêu chí sản phẩm cà phê chất lượng cao và thể chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận, các đơn vị thực hiện dự án cùng phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.
Mục tiêu của cuộc thi là lựa chọn được biểu trưng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), làm cơ sở để thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”.
ĐẮK NÔNG Từ nhiều năm nay, vườn tiêu của ông Hùng luôn đạt chuẩn hữu cơ do Tổ chức Control Union Hà Lan tại Việt Nam thẩm định, được thu mua giá cao hơn thị trường 25%.
HÀ TĨNH Những ngày này, làng nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang ngày đêm đỏ lửa nấu mật phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Làm sao để đồ xôi thơm ngon, dẻo, hạt xôi căng bóng như ngoài hàng? Bạn nhất định phải 'bỏ túi' một số bí quyết dưới đây!
YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác theo hướng hữu cơ.
ĐẮK NÔNG Với lợi thế nằm ngay cạnh khu du lịch hồ Tà Đùng - một 'vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên', vườn cà phê hữu cơ này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.