Thứ tư, 16/04/2025 | 20:48 GMT +7
Nhút mít.
Nó đã trở thành món ăn đặc sản gây thương nhớ cho những người lớn lên từ vùng đất này và những người dân trên khắp các miền quê khác.
Hàng năm cứ đến mùa mít là nhà nhà ở các vùng quê miền núi Hà Tĩnh đều có sẵn một hũ nhút mít để phục vụ gia đình và những người thân. Những năm gần đây, nhờ thực hiện tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ dân theo tiêu chí nông thôn mới và hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP của tỉnh nhà đưa hương vị quê hương đi xa hơn, nhút mít qua nhiều hình thức quảng bá đã được nhiều người biết đến, các đoàn tham quan nông thôn mới ở các tỉnh bạn đến cũng đã chọn nhút mít về làm quà biếu.
Nắm bắt được nhu cầu này nên từ tháng 3/2020 tổ hợp tác Phát Đạt Nhút mít Hương Liên, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã ra đời. Tổ thành lập với 8 thành viên tham gia, là chị em hội viên Hội phụ nữ ở các thôn 1, 2, 3 và 5. Các thành viên của tổ hợp tác phần lớn là các chị em có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chỉ từ sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ.
Chị Nguyễn Thị Sửu, tổ trưởng cho biết: “Khi bắt đầu thành lập tổ hợp tác, nhiều chị đã xung phong tham gia bởi các chị đều đã rất thành thạo với việc làm nhút mít và các chị mong muốn với sản phẩm sẵn có của gia đình và của vùng quê mình có thể tạo công ăn việc làm ổn định, có thêm thu nhập. Mong muốn đưa sản phẩm quê nhà được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường”.
Chế biến nhút mít.
Việc sản xuất sản phẩm nhút mít được làm từ các nguyên liệu sẵn có tại vườn hộ của gia đình gồm: Mít quả loại không quá non nhưng cũng chưa già, không sâu bệnh, tốt nhất là mít ướt (mít mật); lá đậu, lá kiệu, ớt cay... và một số gia vị khác. Các nguyên liệu qua bàn tay của các chị đã làm nên sản phẩm nhút mít thơm, ngon và màu sắc bắt mắt.
Chị Trần Thị Hoan một thành viên trong tổ chia sẻ: “Hầu hết mỗi gia đình trong xã chúng tôi nhà nào cũng có cây mít, nhà nhiều nhà ít đều có nên vào mỗi mùa mít nguyên liệu để làm nhút mít rất lớn. Sản phẩm nhút mít đã được chúng tôi làm từ bao đời nay để phục vụ gia đình và người thân.
Tuy nhiên, hôm nay được tham gia vào tổ hợp tác này là một vinh dự cho tôi để cho tôi và mọi người ngoài có thêm thu nhập cho gia đình còn được trỗ tài tay nghề đã lão luyện bao nhiêu năm nay và sản phẩm nhút mít vùng chúng tôi đi đến nhiều người hơn”.
Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, tổ đã thực hiện công việc làm nhút mít theo đợt, cứ 3 ngày tổ tập trung thực hiện làm 1 đợt trong 1 ngày, với sản phẩm làm ra từ 50 - 60 hộp/đợt. Trọng lượng mỗi hộp 1,4kg, có giá 30.000 đồng, thì trong 1 tháng như thời gian vụ mít này tổ thu được từ 15 - 18 triệu đồng, tính cho mỗi chị có thêm thu nhập từ 2 - 2,2 triệu đồng/tháng.
Chị Trần Thị Hường, Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Liên phấn khởi nói: “Thật sự chúng tôi cũng không nghĩ việc thành lập tổ hợp tác nhút mít này lại có một khởi đầu đầy tốt đẹp như thế. Mặc dù hiện nay chúng tôi chỉ mới thực hiện sản xuất khoảng 10 ngày/1 tháng và thu nhập từ việc sản xuất nhút mít chưa thường xuyên nhưng chị em rất phấn khởi.
Sản phẩm nhút mít của chúng tôi đã đi đến nhiều vùng quê và đi vào cả tận Bình Dương nên thời gian tới với trách nhiệm vừa là thành viên vừa là người đứng đầu một tổ chức chúng tôi tiếp tục hỗ trợ tổ hợp tác trong mọi việc và nhất là việc đưa sản phẩm kết nối được với thị trường tìm đầu ra để tổ hoạt động thường xuyên hơn.
Định hướng phát triển sản xuất các sản phẩm cho tổ sau khi kết thúc vụ mít chúng tôi sẽ tìm nhiều hướng sản xuất sản phẩm khác như măng rừng, hoa chuối rừng để chị em có việc làm quanh năm và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương”.
Tổ hợp tác Phát Đạt Nhút mít Hương Liên, huyện Hương Khê được thành lập và đi vào hoạt động là một trong những thành công trong cách làm và hoạt động thiết thực của Hội nông dân, hội phụ nữ xã, huyện và cấp uỷ chính quyền địa phương. Là tiền đề để nhiều địa phương trong tỉnh học tập và làm theo nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và hoàn thành tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
(Kiến thức gia đình số 32)
Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng lồ, kích thước 1,9mx1,9m, dày 0,8m, trọng lượng lên đến 1,6 tấn.
Trước đây, khách đến Supe Lâm Thao làm việc, đến bữa thường được mời ra nhà hàng Hương Thủy ở thị trấn, nhưng mấy năm gần đây thì được mời ăn ngay tại công ty.
Không chỉ gây tò mò bởi hình dáng giống hệt đôi dép crocs, món bánh dép crocs này đang trở thành cơn sốt, thu hút khách tìm đến trải nghiệm.
Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh là gì? Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố.
Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc dùng dao để cắt bánh chưng?
Bát Tràng không chỉ nổi tiếng với nghề làm gốm, được cho là tạo hình tinh hoa từ đất, mà còn là cái nôi của một thú ẩm thực khác lạ xứ kinh kỳ.
Bạn đã biết cách gói bánh chưng vuông không cần dùng khuôn chưa? Dưới đây là hướng dẫn gói bánh chưng vuông đẹp cho ngày Tết truyền thống, bạn có thể tham khảo nhé!