Thứ ba, 26/11/2024 | 08:19 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 08:19, 26/11/2024

Ngẫm về ngày xưa, quyết chuyển sang sản xuất hữu cơ

QUẢNG NINH Anh Đại nghĩ, các cụ hồi xưa chỉ sử dụng phân chuồng mà cây vẫn tươi tốt, cho năng suất cao, đất đai màu mỡ... nên quết tâm chuyển sang sản xuất hữu cơ.
Thức ăn cho đàn lợn rừng là ngô, rau, chuối và bã bia, tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp. Ảnh: Vũ Cường.

Thức ăn cho đàn lợn rừng là ngô, rau, chuối và bã bia, tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp. Ảnh: Vũ Cường.

Năm 2013, anh Trần Danh Đại (xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) quyết định đầu tư, xây dựng trang trại rộng hơn 5ha để trồng cam và chăn thả gà đồi, nuôi lợn. Tuy nhiên đến năm 2017, diện tích đất trồng cây dần trở nên bạc màu, chai cứng do sử dụng quá nhiều phân hóa học khiến tốc độ sinh trưởng của cây không còn ổn định.

"Khi đó, tôi chợt nảy ra suy nghĩ sẽ sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ để thay cho phân hóa học", anh Đại chia sẻ.

Nghĩ là làm, anh tận dụng ngay chính nguồn phân chuồng của trang trại để bón cho cây. Ngoài ra, anh thu mua cá tạp về để ngâm, lấy dịch đạm cá tưới cho cây.

Qua học hỏi các mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh trên sách, báo, anh Đại còn sử dụng đậu tương trộn cùng đạm cá tươi. Với loại phân hữu cơ này, cây không chỉ phát triển ổn định mà còn tăng sức đề kháng, giúp chống chịu tốt một số bệnh.

Chia sẻ về hành trình chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh, anh Đại kể: "Thời gian đầu khi bắt đầu chuyển đổi, cây trồng gặp phải tình trạng sâu bệnh khiến năng suất kém đi nhiều do tôi hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ dùng mỗi phân hữu cơ tự ủ. Sau thời gian thích nghi, đến nay cây trồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất ổn định. Mỗi năm tôi thu hoạch từ 3 - 4 tấn cam, quýt các loại".

Đàn gà của anh Đại được chăn thả tự nhiên trên sườn đồi. Ảnh: Vũ Cường.

Đàn gà của anh Đại được chăn thả tự nhiên trên sườn đồi. Ảnh: Vũ Cường.

Cùng với việc trồng cây, anh Đại cũng chuyển đổi hoàn toàn việc chăn nuôi theo hướng hữu cơ. Đàn gà ri Tiên Yên khoảng 300 con được chăn thả trên đất đồi, nuôi từ 5 - 6 tháng mới bắt đầu đẻ và bán thịt.

Đối với đàn lợn rừng, thức ăn chỉ là ngô, rau, chuối và bã bia, tuyệt đối không có cám tăng trọng. Chính vì vậy, thịt lợn có hàm lượng protein cao hơn thịt lợn thông thường, thơm ngon, săn chắc. Mỗi năm anh Đại xuất chuồng hơn 20 con lợn, mỗi con lợn rừng nặng từ 40 - 50kg (đối với con nhỏ) và 80 - 90kg đối với lợn lai con to.

Sau thời gian chuyển đổi sang mô hình sang nông nghiệp xanh, anh Đại không chỉ nâng cao được chất lượng nông sản nhờ tận dụng nguồn phân chuồng từ chăn nuôi mà còn góp phầm giảm thiểu ô nhiễm, hạn chế chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Thương hiệu sản phẩm xanh - hữu cơ của trang trại anh Đại đang được đông đảo người tiêu dùng ở huyện Vân Đồn biết tới và tin tưởng lựa chọn.

Hiện nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế từ mô hình trồng cam và chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Đại đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để tạo nên không gian du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Từ năm 2020, anh Đại dành ra 800m2 đất để làm ao cá, sau đó thiết kế thêm cầu dẫn, hàng rào và một số hạng mục cảnh quan, khu vực chụp ảnh để tạo không gian cho khách đến tham quan.

Nhờ canh tác hữu cơ, vườn cam của anh Đại luôn cho chất lượng quả thơm ngon.

Nhờ canh tác hữu cơ, vườn cam của anh Đại luôn cho chất lượng quả thơm ngon.

Anh Đại cho biết: "Tôi đã đầu tư thêm một số hạng mục vui chơi, đồng thời nuôi thêm dê, công, chim trĩ… để tăng sự phong phú về vật nuôi phục vụ khách tham quan, trải nghiệm, từ đó thu hút thêm khách du lịch. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng trang trại đã đón được đông đảo du khách đến tham quan".

Theo Hội Nông dân xã Vạn Yên, anh Vũ Danh Đại là gương nông dân tiên phong, đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

"Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không phải ai cũng có điều kiện về vốn, đất đai rộng để vừa có thể chăn nuôi, trồng trọt và làm một số dịch vụ du lịch khi vào mùa cam như gia đình anh Đại. Chính vì vậy, địa phương đang tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi hoặc trồng trọt dần chuyển đổi sang mô hình của anh Đại, hướng đến mô hình nông nghiệp xanh, bền vững", ông Nguyễn Danh Tuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Yên thông tin.

Vũ Cường

Ngẫm về ngày xưa, quyết chuyển sang sản xuất hữu cơ

Ngẫm về ngày xưa, quyết chuyển sang sản xuất hữu cơ

QUẢNG NINH Anh Đại nghĩ, các cụ hồi xưa chỉ sử dụng phân chuồng mà cây vẫn tươi tốt, cho năng suất cao, đất đai màu mỡ... nên quết tâm chuyển sang sản xuất hữu cơ.

Ông chủ vườn mắc ca hữu cơ với tư duy 'ăn chắc mặc bền'

Ông chủ vườn mắc ca hữu cơ với tư duy 'ăn chắc mặc bền'

ĐẮK NÔNG 'Vườn mắc ca này sẽ là một điểm du lịch sinh thái bền vững. Đó là lý do tôi trồng cây thực sinh mật độ thưa và canh tác theo quy trình hữu cơ'.

Trang trại nuôi lợn Móng Cái hữu cơ đầu tiên ở Quảng Ninh

Trang trại nuôi lợn Móng Cái hữu cơ đầu tiên ở Quảng Ninh

Trang trại chăn nuôi lợn Móng Cái của HTX Vạn Thành Phát (phường Hải Yên, TP Móng Cái) được cấp giấy chứng nhận hữu cơ đầu tiên ở tỉnh Quảng Ninh.

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có từ đó. Tuy nhiên nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được.

Xem Thêm