Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:06 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 21:22, 11/11/2022

Nâng giá trị vườn cam từ chuyển đổi số

QUẢNG BÌNH Nhờ được số hóa, thương hiệu cam, bưởi Kim Lũ của ông Trương Quốc Việt vươn xa hơn trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận.

Đầu năm 2018, ông Trương Quốc Việt (xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) vào trồng thử nghiệm mô hình trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh và Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tuyên Hóa luôn đồng hành cùng ông.

“Vườn cây ăn quả có diện tích hơn 14ha, trong đó có 6ha cam và 7ha bưởi. Tôi đã dành nhiều thời gian học hỏi, tìm hiểu và thực hiện mô hình trồng cam, bưởi theo hướng hữu cơ và xây dựng thương hiệu “Cam Kim Lũ”- ông Việt cho hay.

Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nông nghiệp nên quá trình trồng và chăm sóc cây cam theo hướng hữu cơ khá thuận lợi. Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch, vườn cam chỉ bón phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tạo ra sản phẩm sạch, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

1

Vườn cam, bưởi trồng theo hướng hữu cơ của anh Trương Quốc Việt ở xã Kim Hóa (Tuyên Hóa) . Ảnh: T.P

“Tôi mua phân chuồng của các hộ chăn nuôi trâu bò đưa về ủ, xử lý nấm, sau đó để hoai mục rồi bón cho cây. Tôi sử dụng tỏi, ớt cay, gừng ngâm với rượu đủ độ nồng để phun lên cây chống côn trùng, nấm bệnh gây hại. Trong quá trình sản xuất, tôi còn dùng bẫy để bắt côn trùng và bướm”- ông Việt cho hay.

Khi cam bưởi kết trái, ông Việt mua bao về và  thuê người bọc quả. Với cách làm này đã tránh được tình trạng bị ruồi chích, mưa axit… dẫn đến rụng quả.

Vụ thu hoạch 2021, cam theo hướng hữu cơ đầu tiên cho năng suất cao với gần 20 tấn quả. Quả cam mọng nước, thơm và có vị ngọt thanh, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mặc dù lúc đó, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng cam của ông Việt được nhiều thương lái thi nhau đến mua. “Có những thời điểm, thương lái đặt hàng nhiều mà vườn không đủ cam để đáp ứng”- ông Việt nói.

Năm nay, bưởi canh tác theo hướng hữu cơ của gia đình ông Việt được đưa ra thị trường với giá bán 30.000đ/quả. Với chất lượng sạch, an toàn, bưởi vị ngọt, thanh được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

“Năm nay, gia đình đã xuất bán trên 9.000 quả bưởi giống Phúc Trạch. Bưởi ngọt, màu vàng đẹp, mẫu mã ưa nhìn hơn so với bưởi bán trên thị trường. Do đó, dù giá của vườn cao hơn bưởi đại trà khoảng 10.000đ/quả nhưng vẫn được người mua ủng hộ. Hiện có nhiều thương lái đến đặt bưởi cho năm sau rồi”- ông Việt hồ hỡi nói.

2

Cam Kim Lũ có vị ngọt thanh, thơm dịu, rất được người dân rất ưa chuộng. Ảnh: T.P

Ông Việt cũng bảo, trước đây, nghe nói đến “chuyển đổi số” trong sản xuất nông nghiệp, thì ông cũng lớ ngớ lắm. Được sự hỗ trợ, đồng hành Sở Nông nghiệp - PTNT, Trung tâm Khuyến nông - KN nên ông Việt đã dần áp dụng công nghệ vào sản xuất. Đây là bước đi đầu tiên trong công cuộc chuyển đổi số của ngành.

Theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông -KN, sau khi quét mã QR một quả cam, bưởi thì quá trình chăm sóc từ khi ra bông đến kết trái cho tới thời điểm thu hoạch đều hiển hiện ra trước mắt.

“Có mã QR, 1 kg cam bán ra thị trường được 30.000 - 35.000 đồng. Giá trị của quả cam có mang mã QR so với cam trước đây chênh lệch rất lớn, tăng lên từ 10.000- 15.000 đồng. Người trồng được nâng cao thu nhập đáng kể”- ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – KN Quảng Bình khẳng nhận.

Vụ cam, bưởi năm nay, ông Việt phấn khởi hơn khi sản phẩm cam, bưởi của mình đã được chứng nhận VietGAP có tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Nhờ đó, người tiêu dùng tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm. Ngày càng có nhiều thương lái tìm đến mua, giá bán cũng cao hơn so với giá bán trên thị trường.

Năm nay, nhờ thời tiết thuận nên vườn cam có tỷ lệ đồng đều quả đạt cao. Mẫu  mã quả vàng đẹp ít bi rám nắng hay ong châm. Khi thu hoạch, quả cam xếp loại 3 chiếm tỷ lệ không đáng kể.

3

Tìm hiểu quy trình trồng cam qua việc quét mã QR bằng điện thoại thông mình. Ảnh: T.P

Theo ông Việt, thị trường tiêu thụ chủ yếu người tiêu dùng trong tỉnh và một số khách hàng ngoài tỉnh thông qua mạng xã hội như Zalo, facebook và các cửa hàng bán nông sản sạch trên địa bàn tỉnh.

Khi lứa bưởi đầu tiên đưa ra thị trường có dán tem truy xuất nguồn gốc, lượt người tiếp cận đạt 3.515 người, 192 lượt tương tác. Điều đó cho thấy sự quan tâm của người tiêu dùng đến các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.

Vườn cam sạch, an toàn, thân thiện với môi trường sẽ tạo sự khác biệt, giúp người tiêu dùng nhận diện rõ hơn về nông sản sạch. Trồng cam theo hướng hữu cơ tuy mới chỉ là bước đi đầu tiên, nhưng với việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất sẽ là nền tảng vững chắc để thương hiệu “Cam, bưởi Kim Lũ” ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Hiện nay, ngành Nông nghiệp - PTNT rất quan tâm, đẩy mạnh sản xuất hữu cơ gắn với truy xuất nguồn gốc. Qua đó, hình thành và phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, chuyên canh. Tạo sản phẩm sạch, bảo vệ  môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Từ thực tế, cây cam, bưởi phù hợp với vùng gò đồi Quảng Bình, thích nghi với điều kiện gió bão và hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt gây ra. Chuyển đổi đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng cam, bưởi được xem là điểm sáng, triển vọng đưa lại năng suất, hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích.

4

Cam, bưởi Kim Lũ được xuất bán ra thị trường. Ảnh: T.P

Ngành Nông nghiệp - PTNT đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Đề xuất các giải giáp chuyển đổi số. Đẩy mạnh ứng dụng các mô hình nông nghiệp thông minh, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, trong quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình cho hay, ngành đang triển khai thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong nông nghiệp nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”.

“Chúng tôi tăng cường chỉ đạo, thực hiện thêm nhiều mô hình như cam Kim Lũ. Qua đó để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế”- ông Minh nói.

Tâm Phùng - Thanh Nga

Khánh Hòa lấy 125 mẫu giám sát an toàn thực phẩm

Khánh Hòa lấy 125 mẫu giám sát an toàn thực phẩm

Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Khánh Hòa đã tăng cường lấy mẫu, giám sát an toàn thực phẩm.

Livestream 3 tiếng, 'Chợ phiên OCOP' chốt hơn 600 đơn hàng

Livestream 3 tiếng, 'Chợ phiên OCOP' chốt hơn 600 đơn hàng

HÀ NỘI Sau 3 tiếng livestream trên kênh tiktok 'Chợ phiên OCOP', đã thu hút hơn 150 nghìn lượt tiếp cận, 14 nghìn lượt người xem trực tiếp, hơn 600 đơn hàng thành công.

Lô cà phê ngon nhất Việt Nam được đấu giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg

Lô cà phê ngon nhất Việt Nam được đấu giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg

Ngày 17/8, tại Hà Nội, phiên đấu giá cà phê 'ngon nhất' Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức bởi Công ty Simexco Đắk Lắk và Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể lập kỷ lục trong năm 2024

Thị trường xuất khẩu gỗ có thể lập kỷ lục trong năm 2024

Bình Dương Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Hoa Kỳ, EU...

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).

Xem Thêm