Thứ tư, 01/05/2024 | 04:24 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 10:51, 30/07/2021

Mô hình sinh thái ‘con tôm ôm cây lúa’

Bạc Liêu Hai vụ tôm, một vụ lúa kết hợp tại huyện Hồng Dân đã phát huy giá trị kinh tế. Mô hình này có tới 3 con tôm, gồm: thẻ, sú, càng xanh ôm cây lúa.

Tôm, lúa đều...ngon

Tôm lúa kết hợp là mô hình nông nghiệp sinh thái, vừa thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), vừa mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Ưu điểm của mô hình này là sản xuất ngắt vụ nên hạn chế được mầm bệnh phát sinh trong ao nuôi tôm, còn cây lúa thì hấp thu được các chất hữu cơ trong ao nuôi tôm.

Sau nhiều năm triển khai mô hình 2 vụ tôm 1 vụ lúa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Tại tỉnh Bạc Liêu, những năm gần đây mô hình này đã thật sự phát huy được giá trị kinh tế bền vững. Trong đó, phải kể đến HTX Nông nghiệp tổng hợp Ba Đình (ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). HTX Ba Đình, được thành lập từ năm 2018, với 80 thành viên, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 152 triệu đồng.

Sản phẩm tôm càng xanh của HTX Ba Đình. Ảnh: Trọng Linh.

Sản phẩm tôm càng xanh của HTX Ba Đình. Ảnh: Trọng Linh.

Đây là mô hình HTX nông nghiệp tổng hợp phục vụ nhu cầu của các thành viên và cộng đồng. Ngoài ra, HTX Ba Đình còn thực hiện liên kết sản xuất với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ đầu ra sản phẩm cho thành viên HTX và các hộ nông dân trong vùng.

Anh Nông Văn Thạch, Giám đốc HTX Ba Đình, cho biết: Dựa trên đặc tính khí hậu của huyện Hồng Dân là mô hình 2 vụ tôm 1 vụ lúa. Hiện tại, HTX Ba Đình sản xuất theo mô hình lúa tôm kết hợp. Trong đó, có 8 tháng nuôi tôm và 4 tháng trồng lúa. Thông thường từ tháng 12 dương lịch bắt đầu thả tôm giống, đến tháng 8 năm sau cải tạo ao trồng lúa.

Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nên dịch bệnh trên tôm sú, tôm thẻ diễn biến phức tạp. Trước thực tế trên HTX đã tìm hiểu và chuyển hướng sang xen nuôi tôm càng xanh. Tôm càng xanh có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh hơn so với tôm sú và tôm thẻ.

Đối với mô hình 2 vụ tôm thường kết hợp nuôi xen tôm càng xanh với tôm sú hoặc tôm càng xanh với tôm thẻ. Nếu thả tôm càng xanh là chủ lực thì sẽ kết hợp thả xen tôm thẻ hoặc tôm sú cùng. Nuôi với mô hình này sẽ giúp người dân thu hoạch tăng thêm sản lượng.

Mô hình 2 vụ tôm thường kết hợp nuôi xen tôm càng xanh với tôm sú hoặc tôm càng xanh với tôm thẻ. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình 2 vụ tôm thường kết hợp nuôi xen tôm càng xanh với tôm sú hoặc tôm càng xanh với tôm thẻ. Ảnh: Trọng Linh.

Thời gian nuôi của tôm càng xanh trung bình khoảng 6 tháng sẽ thu hoạch. Nếu muốn tôm càng xanh lớn nhanh thì chỉ cần cho thêm thức ăn. Riêng đối với tôm sú hay tôm thẻ thì bà con thường hay thả gối lứa. Sau khi ương giống tại nhà khoảng 20 ngày bắt đầu thả tỉa. Đối với tôm sú hay tôm thẻ, sau khi thả từ 45 - 60 ngày là có thể thu hoạch tỉa. Đối với tôm càng xanh thì tiếp tục gây tảo và cho ăn đến 6 tháng sẽ thu hoạch.

Đối với vụ lúa bắt đầu từ giữa tháng 8 đến tháng 12, lúc đó mưa nhiều bà con tiến hành cải tạo ao nuôi tôm để trồng lúa. Tùy theo địa phương mà chọn giống lúa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Nhưng chủ yếu là các giống lúa lai của Công ty Bayer Việt Nam, Đài Thơm 8, đây là những giống lúa chất lượng.

Sau khi sạ lúa khoảng 15 - 20 ngày thì bà con kết hợp thả tôm và không có sử dụng phân thuốc. Nếu có dịch bệnh thì dùng thuốc sinh học nhưng sử dụng vừa phải để không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. Sau khi thu hoạch lúa bà con xử lý rơm rạ tiếp tục bắt đầu thả nuôi tôm theo đúng quy trình. Ưu điểm của mô hình 2 vụ tôm, một vụ lúa là trong suốt quá trình nuôi không sử dụng phân thuốc hóa học, chỉ sử dụng phân, thuốc sinh học để đảm bảo sản phẩm sạch.

Sản phẩm sạch vào siêu thị

Đến nay, HTX Ba Đình đã liên hệ với một số doanh nghiệp tìm cách sơ chế, cung ứng tôm đến các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh. HTX Ba Đình còn đảm nhận việc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bà con. Hiện nay, đầu ra cho con tôm càng xanh có gặp khó khăn do sản phẩm chủ yếu là hàng tươi sống. Các công ty chế biến trên địa bàn đang hạn chế thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, HTX vẫn tìm cách kết nối để con tôm càng xanh không bị tắc đầu ra. 

Giám đốc HTX Nông Văn Thạch chia sẻ, khi tham gia vào HTX Ba Đình các thành viên được thu mua tôm, lúa cao hơn giá bán bên ngoài. Nếu tính tổng thể, mỗi ha mô hình tôm lúa kết hợp thu nhập từ 60  - 100 triệu đồng/ha/năm.

Đầu năm 2021, HTX Ba Đình được UBND xã Vĩnh Lộc A và Phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân hỗ trợ triển khai 500ha giống lúa Đài Thơm 8 và OM 18. Đây là những giống lúa thơm có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Sau đó, HTX Ba Đình vận động bà con ngoài HTX để cùng tham gia chuỗi liên kết.

Tiêu chuẩn tôm sạch tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Tiêu chuẩn tôm sạch tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, cho biết: Mô hình tôm lúa kết hợp giúp nông dân thu lợi nhuận từ 60 -100 triệu đồng/ha/năm (tùy theo thời giá). Đây là mô hình sinh thái thân thiện với môi trường. Thời gian tới huyện Hồng Dân tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất này ở vùng chuyển đổi.

Hiện nay, diện tích lúa trên đất tôm ở vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân là hơn 24.750ha, tăng 1.225ha so với cùng kỳ. Các loại giống lúa chủ lực được sản xuất là: Một bụi đỏ, ST24, ST25, Đài Thơm 8, lúa lai. Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản, toàn huyện có hơn 25.600ha, tăng gần 130ha so với cùng kỳ. Trong đó, đa phần nông dân nuôi tôm kết hợp với các loại thủy sản.

Trọng Linh – Đào Chánh

Trang trại rau hữu cơ bên ‘long mạch’ của đất hai vua

Trang trại rau hữu cơ bên ‘long mạch’ của đất hai vua

BÌNH ĐỊNH Bên dưới trang trại rau hữu cơ Yuuki Farm là lòng sông La Dĩ - 1 nhánh của sông Kôn Bắc phái. Bể dâu thời gian đã biến nơi đây thành vùng đất màu mỡ…

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

Quyết làm nông nghiệp hữu cơ nơi 'chó ăn đá, gà ăn sỏi'

BÌNH ĐỊNH Quyết tâm thuê lại vùng đất 5% cằn cỗi của xã, anh Thường đã biến thành trang trại cây ăn trái, trồng rau màu theo hướng hữu cơ làm nức lòng người dân tròng vùng.

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

1.000 cây bưởi và 7.000 trụ tiêu doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm

BÌNH ĐỊNH Toàn bộ sản phẩm bưởi, hồ tiêu trồng theo hướng hữu cơ của ông Đặng Văn Cấp được HTX Nông nghiệp Thanh Niên Hoài Ân bao tiêu, nhà vườn không phải lo đầu ra…

Xem Thêm