Thứ hai, 02/12/2024 | 10:27 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 11:06, 18/11/2024

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem giải pháp đột phá trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, Hà Tĩnh tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của địa phương, cùng với đó nâng cấp các sản phẩm đã được chứng nhận.

Tham gia chương trình OCOP, nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tham gia chương trình OCOP, nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sức bật mới từ chương trình OCOP

Năm 2018, chương trình OCOP đã được tỉnh Hà Tĩnh triển khai. Mục tiêu của chương trình mà Hà Tĩnh đề ra là phát huy thế mạnh của sản phẩm truyền thống đặc trưng, có lợi thế của địa phương trên cơ sở chuyển đổi các nhóm hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát trước đây sang hình thức liên kết sản xuất.

Từ chương trình OCOP, nhiều sản phẩm chủ lực của các địa phương ở Hà Tĩnh ngày càng phát triển, khẳng định uy tín với người tiêu dùng, mang lại thu nhập cao cho các chủ thể. Thời gian qua, nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã áp dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tự động hóa trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Năm 2024, sản phẩm mật ong Cường Nga được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu toàn quốc và được công nhận đạt OCOP 4 sao. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Năm 2024, sản phẩm mật ong Cường Nga được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu toàn quốc và được công nhận đạt OCOP 4 sao. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Trong đó phải kể đến HTX Mật ong Cường Nga tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn. Năm 2019, HTX ra đời với 9 thành viên chính thức và liên kết với hàng chục hộ dân nuôi ong lấy mật trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc HTX chia sẻ: Việc tham gia vào chương trình OCOP đã tạo đột phá cho HTX trong việc thay đổi tư duy, đường hướng sản xuất, kinh doanh.

Từ sự hỗ trợ của chương trình OCOP, HTX đã được các chuyên gia tập huấn cho các thành viên kỹ thuật nuôi và khai thác mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, HTX đã đầu tư gần 1 tỷ đồng lắp đặt máy tinh chế mật ong công nghệ Nhật Bản với công suất mỗi năm đạt 15.000 lít mật ong, doanh thu ước đạt hơn 6 tỷ đồng. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX đã được mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, vào miền Nam và có mặt tại một số siêu thị trên cả nước.

Đầu năm 2024, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng 15.000 lít. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Đầu năm 2024, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng 15.000 lít. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Năm 2024, sản phẩm "Mật ong Cường Nga" được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu toàn quốc và được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Đây là sản phẩm mật ong đầu tiên của huyện Hương Sơn nói riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung đạt tiêu chuẩn này.

Chương trình OCOP của Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ chỗ thụ động, trông chờ, ỷ lại sang tự lực, tự chủ, sáng tạo.

Dù mới tham gia OCOP năm 2021 với sản phẩm nước mắm đạt hạng OCOP 3 sao nhưng đến nay, sự phát triển của HTX Chế biến hải sản Phú Sáng (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) đã có chuyển biến rất tích cực. Từ chỗ sản xuất theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ, mỗi đợt chỉ sản xuất xấp xỉ 5.000 lít và bán sản phẩm thô theo can, chai thì đến nay, HTX đã áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, công suất mỗi đợt lên đến 72.000 lít.

Sau khi tham gia chương trình OCOP, năng lực sản xuất, thương mại sản phẩm của các đơn vị đã có sự chuyển biến rất tích cực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sau khi tham gia chương trình OCOP, năng lực sản xuất, thương mại sản phẩm của các đơn vị đã có sự chuyển biến rất tích cực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Quá trình hoạt động, HTX chú trọng tạo sản phẩm đồng nhất với số lượng lớn và không ngừng cải tiến bao bì, nhãn mác nhằm thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, chủ động đăng ký sở hữu trí tuệ, cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua mã QR để tạo sự tin cậy cho khách hàng, đối tác.

Hiện HTX đã tiếp tục đầu tư 750 triệu đồng đầu tư công nghệ chiết rót tự động, xây dựng cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nâng hạng từ OCOP 3 sao lên OCOP 4 sao. Đặc biệt đầu năm 2024, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã được xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng 15.000 lít.

Nhiều chủ thể OCOP đã đưa cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống thành hiện đại, quy mô mở rộng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nhiều chủ thể OCOP đã đưa cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống thành hiện đại, quy mô mở rộng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Theo đánh giá, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống cửa hàng OCOP cơ sở vật chất từng bước được đầu tư khang trang, hiện đại; số lượng, chủng loại hàng hóa phục vụ tại các cửa hàng ngày càng phong phú; sản phẩm OCOP có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên từng bước đã trở thành địa chỉ tin cậy cho khách hàng.

Theo đó, nhiều chủ thể OCOP đã đưa cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống trở thành cơ sở sản xuất hiện đại, quy mô mở rộng, phát triển đa dạng mặt hàng, sản phẩm kinh doanh. Điển hình như HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Nguyên Lâm, HTX Hoa Linh Chi, HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Kỳ Phú, Công ty TNHH Khoa học và công nghệ An Phát ….

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ

Theo ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên: Mục tiêu của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đến nay Hà Tĩnh đã đánh giá, công nhận 364 sản phẩm OCOP, trong đó 275 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (15 sản phẩm 4 sao, 260 sản phẩm 3 sao). Ảnh: Ánh Nguyệt.

Đến nay Hà Tĩnh đã đánh giá, công nhận 364 sản phẩm OCOP, trong đó 275 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (15 sản phẩm 4 sao, 260 sản phẩm 3 sao). Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ông Trần Hữu Hạnh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hà Tĩnh đánh giá: Chương trình OCOP đã tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của các địa phương; góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất.

Danh mục các sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc. Nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, tinh xảo, độc đáo, phát huy được lợi thế tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường, tăng trưởng về doanh thu… Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng, 

Doanh số bán hàng của các sản phẩm đã tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Doanh số bán hàng của các sản phẩm đã tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ông Ngô Đình Long, Phó Chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Thời gian qua, chương trình OCOP được triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả nhất định. Các địa phương đã khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa, tạo sinh kế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, đến nay toàn tỉnh đã đánh giá, công nhận 364 sản phẩm OCOP, trong đó 275 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (15 sản phẩm 4 sao, 260 sản phẩm 3 sao). Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm đều tăng, bình quân tăng 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Ánh Nguyệt

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

Sản phẩm nông nghiệp tạo dấu ấn tại lễ hội sắc màu di sản

NGHỆ AN Nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đã tạo dấu ấn, thu hút đông đảo khách tham quan tại Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công.

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nhân dịp chào mừng năm mới.

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

Trồng ấu lời hơn trồng lúa

ĐỒNG THÁP Cây ấu trước đây chỉ được trồng vào mùa nước nổi nhưng nay đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập ổn định quanh năm cho người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

Tôm khô Hiểu Phát dai ngọt tự nhiên

KIÊN GIANG Tôm khô của Hợp tác xã Hiểu Phát được làm từ tôm thẻ thiên nhiên, nuôi theo mô hình xen canh tôm - lúa hoặc các vùng chuyên tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tặng sầu riêng mạ vàng cho người trúng đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng

Tại lễ hội sầu riêng Krông Pắc lần II, Ban tổ chức sẽ đấu giá 3 quả sầu riêng nữ hoàng được chọn tại những vườn đẹp nhất.

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

Khai mạc phiên chợ đưa nông sản vùng cao xuống Thủ đô

HÀ NỘI Sáng 15/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Sắp ra mắt Bảo tàng Dừa sáp hơn 13 tỷ đồng

Trà Vinh Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh có tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng, góp phần tôn vinh cây dừa sáp nguyên bản được trồng tại vùng đất Cầu Kè.

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Bỏ phố về quê khởi nghiệp bằng nem Lai Vung

Mong muốn duy trì và phát huy đặc sản nem Lai Vung, anh Huỳnh Ngọc Hậu (xã Tân Thành, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã rời phố, về quê khởi nghiệp từ loại nem này.

Xem Thêm