Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:16 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 05:55, 30/06/2023

Liên kết tiêu thụ nông lâm thủy sản Hải Phòng và Thái Nguyên

HẢI PHÒNG Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Phòng và Thái Nguyên vừa ký kết phối hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Đại diện 2 đơn vị phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch, đề án, chương trình phát triển tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Đinh Mười.

Đại diện 2 đơn vị phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch, đề án, chương trình phát triển tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Đinh Mười.

Làm tốt hơn vai trò "cầu nối"

Theo đó, thời gian tới, 2 đơn vị sẽ phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch, đề án, chương trình phát triển tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Cụ thể hai bên sẽ trao đổi các cơ chế, chính sách về công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và khuyến khích các cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, giữa 2 bên cũng thống nhất sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm nông lâm thủy sản đưa ra thị trường tỉnh Thái Nguyên và Hải Phòng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Hai đơn vị cũng sẽ tăng cường việc giới thiệu, khuyến khích và kết nối, thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn giữa hai địa phương. Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn cung ứng cho thị trường tỉnh Thái Nguyên và ngược lại.

Trong những năm qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hải Phòng và tỉnh Thái Nguyên đã triển khai tích cực công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn hai tỉnh, thành phố. Hai đơn vị đã phối hợp có hiệu quả liên kết sản xuất với tiêu thụ, thúc đẩy giao thương thực phẩm nông lâm thuỷ sản giữa thành phố Hải Phòng và các tỉnh thành trong cả nước.

Giới thiệu, kết nối để sản phẩm chè Thịnh An đưa vào siêu thị ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Giới thiệu, kết nối để sản phẩm chè Thịnh An đưa vào siêu thị ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Do vậy, thông qua sự phối hợp này, sẽ giúp công tác quản lý chất lượng, ATTP giữa hai bên được thực hiện tốt hơn, phát huy tốt vai trò “cầu nối” giữa các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn hai địa phương. Đặc biệt trong trường hợp nông sản của một trong hai tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP, các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, sản phẩm OCOP trên địa bàn hai tỉnh, thành phố Thái Nguyên và Hải Phòng.

“Chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản như mở cửa hàng, điểm bán hàng, điểm phân phối trên thị trường tỉnh Thái Nguyên và Hải Phòng. Mặt khác, sẽ xúc tiến, hợp tác các dự án đầu tư phát triển trong các lĩnh vực như sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến bàn ăn”, bà Trần Thị Nghĩa – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hải Phòng cho hay.

Để việc thực hiện quy chế phối hợp hiệu quả, 2 bên đã thống nhất sẽ nâng cao trách nhiệm giữa hai Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hải Phòng trong việc kiểm tra, giám sát, phối hợp truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Hai đơn vị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, ATTP tiếp cận thị trường Thái Nguyên và Hải Phòng theo đúng quy định hiện hành. Mặt khác, sẽ trao đổi thông tin kịp thời, chính xác, hiệu quả khi cần hỗ trợ tiêu thụ nông sản đến kỳ thu hoạch giữa hai địa phương và chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu cho Sở NN- PTNT, UBND tỉnh, thành phố các cơ chế, chính sách về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. 

Cụ thể sẽ phân công cán bộ theo dõi, tổng hợp về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Đồng thời, sẽ xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông lâm thủy sản; quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường hai địa phương cũng như hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản.

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

Ông Vũ Văn Phán - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thái Nguyên cho hay, mục đích của chúng tôi là tăng cường phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, ATTP giữa hai Chi cục nhằm phát huy vai trò “cầu nối” giữa các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn hai tỉnh thành, đặc biệt trong trường hợp nông sản của một trong hai địa phương đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP, các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Hải Phòng.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, trồng ở một số xã, việc cung ứng theo thỏa thuận giữa người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã được thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây. Thời gian tới, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thái Nguyên sẽ phân công cán bộ theo dõi, tổng hợp về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cũng như cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản để hai bên cùng tham khảo thực hiện...

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hải Phòng giới thiệu, kết nối doanh nghiệp chè của tỉnh Thái Nguyên với siêu thị Co.opmart Hải Phòng . Ảnh: Văn Nguyễn.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hải Phòng giới thiệu, kết nối doanh nghiệp chè của tỉnh Thái Nguyên với siêu thị Co.opmart Hải Phòng . Ảnh: Văn Nguyễn.

Mặt khác, sẽ cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường của hai tỉnh đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản để lựa chọn sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu và xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông lâm thủy sản; quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường hai tỉnh, thành.

Đồng thời lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng của hai địa phương và phối hợp trong việc giám sát nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nông sản, xác minh các sai phạm, kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Cụ thể hóa chương trình phối hợp, giữa tháng 6/2023, 2 đơn vị đã tổ chức hội nghị giao thương, trao đổi kinh nghiệm thúc đẩy thị trường thương mại sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tại Hải Phòng và tại tỉnh Thái Nguyên.

Tại Thái Nguyên, các doanh nghiệp của Hải Phòng được tham quan và trao đổi kinh nghiệm sản xuất, xúc tiến thương mại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Hợp tác xã chè La Bằng, hợp tác xã chè Tân Hương, hợp tác xã Hương Vân Trà. Qua tham quan thực tế và làm việc, hai Chi cục và các doanh nghiệp đã tổ thực hiện được việc trao đổi thông tin, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp của Hải Phòng với các doanh nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

Tại Hải Phòng, các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Thái Nguyên được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tham quan thực tế các doanh nghiệp tại Hải Phòng, với cơ quan quản lý và được kết nối trực tiếp, cụ thể trong việc giao thương như kết nối với siêu thị Co.op mart, Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long,...

Chị Vũ Thị Thanh Hảo – Chủ tịch HĐQT hợp tác xã Chè Thịnh An, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho hay: Hiện nay, HTX đang quản lý vùng nguyên liệu 50ha chè VietGAP, 20 ha chè hữu cơ, 9 ha chè có mã số vùng trồng và đã có 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Thời gian qua, việc kinh doanh sản xuất và chế biến chè búp khô được HTX triển khai rộng khắp tới 43 tỉnh, thành và đã có đại lý trên địa bàn 30 tỉnh, thành nhưng riêng thành phố Hải Phòng, đây là lần đầu tiên HTX tham gia chương trình kết nối giao thương và đã giúp mở mang thị trường.

“Làm việc tại Hải Phòng, tôi đã được chia sẻ nhiều thông tin, được làm việc trực tiếp với lãnh đạo Co.opmart, đã giúp tôi mở mang tầm nhìn. Chúng tôi rất mong muốn được kết nối thành công để đưa sản phẩm chè đặc sản của Thái Nguyên được trưng bày lên kệ của tập đoàn siêu thị Co.opmart Hải Phòng để đây sẽ là nơi lan toả thương hiệu chè Thịnh An và cũng là nơi hội tụ các đại lý có thể nhận hàng trực tiếp tại Co.opmart đang quản lý”, chị Hảo bộc bạch.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 7.557 cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó có 126 cơ sở do Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản quản lý, 465 cơ sở do cấp huyện quản lý và 6.988 cơ sở cấp xã quản lý. Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai các đề án phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương như cây chè, gỗ, quế, na nhằm nhân rộng mô hình hợp tác xã quản lý theo chuỗi.

Mặt khác, địa phương cũng thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông lâm thủy sản luôn được quan tâm, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị, hỗ trợ 1.800 sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh lên sàn thương mại điện tử Postmart, voso.vn,...

Đinh Mười- Văn Nguyễn

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Thời điểm cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường.

Giá sầu riêng tăng cao

Giá sầu riêng tăng cao

TIỀN GIANG Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Hiểu rõ quy định của EU về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường này.

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Đồng bộ tổ chức sản xuất, trang bị kiến thức, thay đổi thói quen, tập quán canh tác là ba vấn đề cần chú trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Thay đổi tư duy để tiếp cận thị trường Trung Quốc

Những rào cản phi thuế quan, cụ thể là những yêu cầu về chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc rất khắt khe.

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Thị trường Trung Đông, châu Phi: Các biện pháp SPS ổn định nhưng khó đáp ứng

Trong 10 tháng đầu năm 2023, số thông báo của toàn bộ hai khu vực Trung Đông và châu Phi chỉ có 158, chiếm 15% số lượng thông báo thay đổi các biện pháp SPS.

Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng đặc biệc lớn của hai khu vực thị trường này.

Xem Thêm