Thứ tư, 16/10/2024 | 06:55 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 06:52, 16/10/2024

Khởi nghiệp với phân bón hữu cơ từ vỏ ấu

ĐỒNG THÁP Nhận thấy tiềm năng từ phế phẩm nông nghiệp ở địa phương, một thanh niên ở Lấp Vò (Đồng Tháp) đã nghiên cứu và cho ra mắt phân bón hữu cơ từ vỏ ấu.
Anh Nguyễn Trường Anh (ngoài cùng bên phải) giới thiệu phân hữu cơ làm từ vỏ ấu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Anh Nguyễn Trường Anh (ngoài cùng bên phải) giới thiệu phân hữu cơ làm từ vỏ ấu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Anh Nguyễn Trường An là thanh niên ở xã Bình Thành (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Nhận thấy sản xuất hữu cơ và sử dụng các chế phẩm hữu cơ đang trở thành xu hướng để phát triển bền vững ngành nông nghiệp, thời gian qua, anh An đã bỏ thời gian tìm hiểu về các phế, phụ phẩm nông nghiệp ở địa phương, trong đó có vỏ ấu.

Thấy các phụ phẩm từ củ ấu ở Lấp Vò đang bị đem bỏ đi rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường, bằng kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học, anh An đã bắt tay vào nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ ấu.

Điều khó khăn nhất trong quá trình nghiên cứu của anh An là thiếu tài liệu về củ ấu bằng tiếng Việt. Anh phải tìm tòi các tài liệu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đài Loan - nơi phát triển mạnh nghề trồng ấu. Sau 2 năm tìm tòi và nghiên cứu, tháng 1/2023, anh cho ra đời lô sản phẩm phân bón hữu cơ đầu tiên từ vỏ ấu.

Chất trồng hữu cơ từ vỏ ấu. Ảnh: Phúc An.

Chất trồng hữu cơ từ vỏ ấu. Ảnh: Phúc An.

Anh An chia sẻ: “Sản phẩm phân bón hữu cơ từ vỏ ấu có đặc điểm nổi bật hơn các phân bón hữu cơ khác (như phân bón hữu cơ từ phân gà, phân bò hay trùn quế...) là không có mùi hôi khó chịu, kể cả trong quá trình sản xuất hay trong sản phẩm. Điều này cũng góp phần hạn chế ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất cũng như tạo cảm giác dễ chịu cho người tiêu dùng”.

Không chỉ lợi ích về môi trường, sản phẩm phân hữu cơ từ vỏ ấu ra đời cũng góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương từ phế phẩm nông nghiệp, đồng thời cũng góp phần kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm ấu tại huyện Lấp Vò.

“Sau khi củ ấu được chế biến thành các sản phẩm khác, còn lại vỏ ấu để ngoài tự nhiên phải mất đến 6 tháng để phân hủy. Thay vào đó, tôi đến các cơ sở chế biến tại địa phương để thu gom các phế phẩm này, sau đó đem về, tiến hành xay nhuyễn và ủ với Trichoderma. Sau 1,5 tháng là có sản phẩm phân hữu cơ để sử dụng”, anh An chia sẻ thêm.

Phân viên nén hữu cơ từ vỏ ấu. Ảnh: Phúc An.

Phân viên nén hữu cơ từ vỏ ấu. Ảnh: Phúc An.

Sản phẩm phân hữu cơ của anh An nhanh chóng được các nhà vườn đón nhận, sử dụng và đánh giá có tác dụng tốt trên các cây hoa kiểng và cây ăn trái, giúp cây xanh và dày lá, phát triển bền và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây.

Tuy cũng có những băn khoăn từ một số nhà vườn cho rằng phân từ vỏ ấu có thể không cho hiệu quả bằng các loại phân khác trên thị trường, nhưng anh An không quá lo ngại về điều này, vì những nhà vườn đó vốn đang quen sử dụng phân bón hóa học, chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin về nông nghiệp hữu cơ và phân bón hữu cơ.

Anh tin rằng thời gian tới, khi chính quyền địa phương có thêm các chính sách và hoạt động tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ, tâm lý người tiêu dùng sẽ dần thay đổi và đón nhận sản phẩm của anh cũng như các loại phân bón hữu cơ khác một cách tích cực hơn.

Xưởng sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ ấu của anh An. Ảnh: Phúc An.

Xưởng sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ ấu của anh An. Ảnh: Phúc An.

Hiện tại, anh An đã cho ra mắt trên thị trường 2 sản phẩm là phân bón hữu cơ dạng viên nén và chất trồng hữu cơ. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các nhà vườn tại làng hoa Sa Đéc và một số vườn trồng lan trong tỉnh.

Thời gian tới, anh sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng và tiến hành liên kết với các kênh phân phối trên thương mại điện tử để sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng trên cả nước, đặc biệt là TP.HCM. Đồng thời tiến hành liên kết với các doanh nghiệp sản xuất sữa ấu tại địa phương để thu mua vỏ ấu với số lượng lớn để mở rộng quy mô sản xuất.

Phúc An

Đặt nền móng, động lực cho nông nghiệp hữu cơ

Đặt nền móng, động lực cho nông nghiệp hữu cơ

GIA LAI Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng lan tỏa rộng rãi, mang lại nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Sản xuất lúa giảm phát thải, hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu

Sản xuất lúa giảm phát thải, hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu

CẦN THƠ Sản xuất lúa giảm phát thải, theo hướng hữu cơ, sinh thái là xu hướng tất yếu và là yêu cầu bắt buộc trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hội nhập quốc tế.

Khi nông dân ‘quay lưng’ với thuốc hóa học

Khi nông dân ‘quay lưng’ với thuốc hóa học

KON TUM Tại Kon Tum, nông dân ngày càng chú trọng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các chế phẩm thảo mộc trong sản xuất trồng trọt. Đây là tín hiệu rất đáng mừng.

Nhiều đại lý chỉ còn bán phân hữu cơ, thuốc sinh học

Nhiều đại lý chỉ còn bán phân hữu cơ, thuốc sinh học

GIA LAI Ở huyện Chư Păh, có những đại lý đã bỏ hoàn toàn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học để tập trung kinh doanh phân bón hữu cơ và thuốc sinh học.

Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao

Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao

ĐẮK LẮK Người dân canh tác ca cao theo hướng hữu cơ, liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để giúp đầu ra ổn định.

Giữ hồn cốt 'tiền chát hậu ngọt' của chè Tân Cương

Giữ hồn cốt 'tiền chát hậu ngọt' của chè Tân Cương

THÁI NGUYÊN Thay vì chạy theo sản lượng bằng các giống chè lai, nông dân tại xã Tân Cương, TP Thái Nguyên vẫn chung thủy lưu giữ và phát triển giống chè trung du bản địa.

Hợp tác xã liên kết hàng nghìn hộ thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác xã liên kết hàng nghìn hộ thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ

TUYÊN QUANG Có 4 sản phẩm OCOP, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Thổ Bình (huyện Lâm Bình) là một trong những hợp tác xã có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh Tuyên Quang.

Làm lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng 30% trở lên

Làm lúa hữu cơ, lợi nhuận tăng 30% trở lên

ĐỒNG THÁP Các mô hình sản xuất lúa hữu cơ ở huyện Tam Nông không chỉ giúp nông dân tăng lợi nhuận ít nhất 30% mà còn thân thiện với môi trường sinh thái.

Xem Thêm