Thứ bảy, 15/06/2024 | 05:36 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 16:03, 23/05/2024

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá măng cụt chín loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Phi.

Hiện tại, giá măng cụt chín loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Phi.

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã gây ảnh hưởng đến thu hoạch măng cụt tại Bình Dương, đặc biệt ở khu vực Lái Thiêu. Sản lượng măng cụt đã giảm mạnh từ 60 - 80% so với các năm trước. Do đó, dọc các tuyến đường thuộc địa phận Lái Thiêu không còn tràn ngập măng cụt như trước đây.

Ông Trần Văn Viễn, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Sơn (xã An Sơn, thành phố Thuận An) cho biết, do diện tích trồng măng cụt ở Bình Dương và các tỉnh, thành khác khá nhỏ, nên khi gặp thời tiết bất lợi, sản lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Thuận An, diện tích trồng măng cụt chủ yếu tập trung ở các phường Lái Thiêu, An Sơn, Hưng Định, Bình Nhâm với khoảng 600 ha, chiếm hơn một nửa tổng diện tích vườn cây ăn trái của toàn thành phố.

Mùa này, sản lượng măng cụt giảm tới 80%. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Sơn có 21 ha trồng măng cụt, mỗi năm thu hoạch khoảng 30 tấn để cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng giảm mạnh, khiến măng cụt không đủ để cung ứng cho các chợ và hàng quán, chỉ có thể thu hoạch cầm chừng.

Măng cụt Lái Thiêu năm nay được giá, nhưng lại mất mùa. Ảnh: Trần Phi.

Măng cụt Lái Thiêu năm nay được giá, nhưng lại mất mùa. Ảnh: Trần Phi.

Hiện tại, giá măng cụt chín loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg. Món gỏi gà măng cụt đang là "trend" khiến nhu cầu và giá măng cụt tăng cao. Từ đầu mùa, khi một số vườn măng cụt Lái Thiêu còn non, giá măng cụt xanh đã lên tới 90.000 - 120.000 đồng/kg. Giá măng cụt xanh, loại còn nguyên vỏ từ 90.000-100.000 đồng/kg và loại gọt vỏ sẵn từ 350.000 - 400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ở một số nơi, giá có thể cao hơn nhiều do khan hiếm hàng.

Ông Đặng Kim Quý, một người trồng măng cụt có kinh nghiệm trên 15 năm tại xã An Sơn, thành phố Thuận An chia sẻ cây măng cụt thường đậu trái vào khoảng Tết hoặc tháng 12 âm lịch và thu hoạch vào cuối tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Nhưng năm nay, nắng kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến việc đậu trái, khiến nhiều cây bị rụng trái non.

Ông Quý cũng cho biết nhiều nhà vườn quyết định bán măng cụt xanh sớm, ngay đầu vụ vì khi trái chín tỷ lệ hư hao nhiều và giá không cao bằng măng cụt xanh. Tuy nhiên, ông không khuyến khích bán măng cụt non quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng vụ sau.

Cơ quan chức năng khuyến khích người dân không nên bán măng cụt non quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng vụ sau. Ảnh: Trần Phi.

Cơ quan chức năng khuyến khích người dân không nên bán măng cụt non quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng vụ sau. Ảnh: Trần Phi.

Nhà vườn trồng măng cụt đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục thực các chính sách hỗ trợ như Quyết định 63 để yên tâm giữ diện tích vườn cây ăn trái đặc sản. Dự kiến, Lễ hội Lái thiêu mùa trái chín năm 2024 sẽ tổ chức từ ngày 8 - 15/6 (từ mùng 3 đến mùng 7/5 âm lịch), tại phường Hưng Định, thành phố Thuận An.

"Hiện tại, nông dân vẫn đang nỗ lực chăm sóc vườn cây. Nhưng mùa lễ hội năm nay chắc sẽ không vui bằng năm trước do mất mùa, giảm năng suất", ông Quý nói.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương, nông nghiệp đô thị Nam Bình Dương, trong đó có diện tích cây ăn trái đặc sản ở thành phố Thuận An đang đối diện nhiều áp lực.

Nhà vườn trồng măng cụt đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để yên tâm giữ diện tích vườn cây ăn trái đặc sản. Ảnh: Trần Phi.

Nhà vườn trồng măng cụt đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ để yên tâm giữ diện tích vườn cây ăn trái đặc sản. Ảnh: Trần Phi.

Năm 2016, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3265 phê duyệt đề án Phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020. Bình Dương đã hỗ trợ gần 50 tỷ đồng thông qua chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 - 2021. Tuy nhiên, một số mục tiêu của đề án như phát triển diện tích cây ăn trái kết hợp với phát triển du lịch sinh thái thực hiện chậm, không đạt so với mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân do nhiều cơ sở công nghiệp, đô thị, khu dân cư được xây dựng xen kẽ với các vùng nông nghiệp đã làm không gian sản xuất nông nghiệp liên tục giảm đi nhiều. Đặc biệt là tốc độ đô thị hóa khá nhanh tại một số khu vực ở thành phố Thuận An làm giảm diện tích vùng cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái. Cùng với đó, ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đô thị cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng canh tác và nuôi trồng tại địa phương.

Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết, từ những kết quả và hạn chế này, Sở NN-PTNT đề xuất với UBND tỉnh không tiếp tục xây dựng đề án Phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương trong giai đoạn tiếp theo.

"Ngành nông nghiệp sẽ căn cứ phương án phát triển các ngành, sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030 để xây dựng kế hoạch và thực hiện lồng ghép phát triển nông nghiệp đô thị với các chương trình, kế hoạch trọng tâm hiện có của ngành", ông Bông nhấn mạnh.

Trần Phi

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

Đưa vải chín sớm tiêu thụ tại siêu thị của Central Retail

BẮC GIANG UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vải thiều chín sớm của huyện.

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Giá măng cụt tăng cao nhưng người dân không vui

Sản lượng măng cụt tại Bình Dương giảm mạnh 60 - 80%, đẩy giá măng cụt chín tăng cao, loại 1 dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg.

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

Khoai lang tím Nhật tăng giá, người trồng lãi 400.000 đồng/tạ

VĨNH LONG Nhiều nông dân tại Vĩnh Long cho biết, giá khoai lang hiện đang ở mức cao, người trồng lãi khoảng 400.000 đồng mỗi tạ.

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ giám sát diện rộng về an toàn thực phẩm

Đó là một trong những nội dung quan trọng trong Kế hoạch số 116 của UBND TP Hà Nội về hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, nông, lâm, thủy sản năm 2024.

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

Khai trương sàn thương mại điện tử sâm Ngọc Linh

QUẢNG NAM Cây sâm Ngọc Linh, dược liệu và các mặt hàng nông sản lên sàn thương mại điện tử nhằm đảm bảo mua bán, tránh tình trạng hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc...

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Thái Lan duy trì vị thế xuất khẩu nông sản trong năm 2023 nhờ FTA

Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan cho biết nước này vẫn duy trì được vị thế là nước xuất khẩu nông sản lớn nhờ các hiệp định tự do thương mại (FTA).

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Thời điểm cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường.

Giá sầu riêng tăng cao

Giá sầu riêng tăng cao

TIỀN GIANG Giá sầu riêng hiện cao hơn 50% so với thời điểm chưa được xuất khẩu chính ngạch, tương đương với mức giá cao nhất đạt được hồi đầu năm 2023.

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Chủ động tiếp cận thông tin, giành thế chủ động xuất khẩu

Hiểu rõ quy định của EU về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật là chìa khóa để tiếp cận thành công thị trường này.

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Ba vấn đề cần chú trọng khi xuất khẩu nông sản sang EU

Đồng bộ tổ chức sản xuất, trang bị kiến thức, thay đổi thói quen, tập quán canh tác là ba vấn đề cần chú trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Xem Thêm